Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, ngày làm việc thứ hai, thảo luận về kinh tế - xã hội, đại biểu Quốc hội Hoàng Quốc Khánh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu đã tham gia phát biểu. Theo đó, đại biểu đánh giá cao với báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 9 tháng đầu năm 2022 với kết quả tích cực, khởi sắc 14/15 chỉ tiêu dự kiến đạt và vượt kế hoạch; thu ngân sách tăng cao, an sinh xã hội được quan tâm, quốc phòng an - ninh được đảm bảo. Đạt được kết quả trên là do có sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và đặc biệt là sự vào cuộc, đồng hành của Quốc hội, nhiều việc quan trọng của đất nước, Quốc hội không chờ Chính phủ trình mà đã chủ động đề nghị Chính phủ chuẩn bị để trình Quốc hội xem xét, quyết định. Như ngay từ đầu năm, Quốc hội đã tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ nhất, chưa có tiền lệ để quyết định nhiều nội dung quan trọng về cơ chế, chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế - xã hội của đất nước sau đại dịch, hoàn thiện khung thể chế, pháp luật cho phát triển trong tình hình mới; Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, điều chỉnh một số cơ chế, chính sách thuế phù hợp, kịp thời; tổ chức triển khai thực hiện Kết luận số 19 của Bộ Chính trị về Chương trình xây dựng pháp luật Quốc hội khóa XV. Những đổi mới và hiệu quả hoạt động của Quốc hội trong thời gian qua là hết sức trân trọng, được cử tri và Nhân dân đánh giá cao. Bên cạnh đó, đại biểu cũng thẳng thắn cho rằng 10 nhóm vấn đề hạn chế, khó khăn Chính phủ chỉ ra đã tồn nhiều năm gần đây, Chính phủ cần chỉ rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành và có giải pháp căn cơ, quyết liệt hơn nữa trong công tác chỉ đạo điều hành, giải quyết có hiệu quả những hạn chế trên. Đi vào một số vấn đề, nội dung cụ thể, đại biểu cho rằng tình hình triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia thực hiện còn chậm, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư 9 tháng đầu năm 2022 mới đạt 2,86%, việc ban hành một số văn bản hướng dẫn còn chậm, có văn bản hướng dẫn còn quy định nguyên tắc chung chung, chưa bao quát, đánh giá đầy đủ tình hình thực tế địa phương; một số nội dung của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa có hướng dẫn thực hiện; có chương trình, phương án phân bổ vốn ngân sách Trung ương năm 2022 còn chậm, chưa đúng yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cần chỉ đạo rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách đã ban hành để sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện đảm bảo đồng bộ, thống nhất; giao trách nhiệm cho UBND tỉnh trong tổ chức nhiệm thực hiện những nhiệm vụ cụ thể, chỉ giao HĐND cấp tỉnh ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách; cho phép kéo dài thời gian giải ngân vốn năm 2022, đồng thời tập trung chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện từ trung ương đến cơ sở. Ngày 27/2/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 27 Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG, tại Điều 40 có 12 nội dung giao cho UBND cấp tỉnh tham mưu, tổ chức thực hiện, có việc rất khó như: Xây dựng trình HĐND tỉnh cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình MTQG và các chương trình khác; cơ chế huy động các nguồn lực khác thực hiện. Đại biểu cho rằng với 3 Chương trình độc lập về nguồn vốn, độc lập về cơ chế quản lý và 3 Ban chỉ đạo khác nhau, nên cần có sự thống nhất chỉ đạo trong cả nước, tránh việc mỗi địa phương làm một kiểu, Chính phủ cần đánh giá lại cho phù hợp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong chỉ đạo giám sát 3 Chương trình MTQG năm 2023, quan tâm điều chỉnh kịp thời khi phát hiện những nội dung không phù hợp. Về tình trạng thiếu giáo viên, đại biểu cho rằng với các tỉnh miền xuôi đã khó, miền núi còn khó khăn hơn nhiều, nếu không có giải pháp căn cơ để giải quyết, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lai Châu thiếu nhất là giáo viên mầm non, giáo viên dạy tiếng Anh, tin học đối với cấp tiểu học; môn âm nhạc, mỹ thuật đối với cấp trung học phổ thông, nguyên nhân là do không có nguồn tuyển dụng, trong khi hàng năm số giáo viên bỏ việc, chuyển vùng nhiều, do thu nhập thấp, áp lực yêu cầu đổi mới giáo dục ngày càng cao. Để từng bước tháo gỡ khó khăn, việc nâng lương cơ sở thực hiện từ năm 2023 là hết sức cần thiết, cử tri đề nghị thực hiện ngay từ 01/01/2023; đề nghị Bộ giáo dục và Đào tạo rà soát lại chính sách thu hút, hỗ trợ người học và người dạy, nhiều chính sách thu hút đã lạc hậu cần đề xuất sửa đổi bổ sung theo hướng đãi ngộ đặc biệt hơn, ưu đãi hơn đối với đội ngũ giáo viên công tác ở miền núi, biên giới, trước tiên để giữ chân người dạy và thu hút đội ngũ sinh viên tốt nghiệp các trường sư phạm lên công tác. Bên cạnh đó, không nên thực hiện tinh giản 10% biên chế giai đoạn 2021-2025 đối với ngành giáo dục, đại biểu đồng tỉnh với các đại biểu phát triển trước đó. Về chính sách hỗ trợ mua BHYT cho người dân bị ảnh hưởng bởi Quyết định 861 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ, đại biểu nhất trí với các đại biểu phát biểu trước và nhấn mạnh nội dung này đã được Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 2, Chính phủ đã giao Bộ Y tế chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu, tham mưu, đề xuất đến nay vẫn chưa ban hành, cử tri đang rất mong mỏi, chờ đợi từng ngày, đề nghị sớm xem xét./. Duy Khoan Tin liên quan Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận Tổ tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV(29/05/2023 9:18:09 SA) Thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024(28/05/2023 4:28:21 CH) Thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV(28/05/2023 4:17:52 CH) Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận tại tổ kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV(26/05/2023 9:54:35 SA) Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận tại hội trường kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV(25/05/2023 8:31:24 SA) Tin mới nhất Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận Tổ tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV(29/05/2023 9:18:09 SA) Thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024(28/05/2023 4:28:21 CH) Thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV(28/05/2023 4:17:52 CH) Kế hoạch tổ chức kỳ họp thứ mười sáu HĐND tỉnh khoas XV, nhiệm kỳ 2021-2026(26/05/2023 3:52:31 CH) Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận tại tổ kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV(26/05/2023 9:54:35 SA) |
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐBQH VÀ HĐND TỈNH LAI CHÂU |
|
Chịu trách nhiệm chính: Trụ sở: Email: Số điện thoại: |
Ông Dương Quốc Hoàn- Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Lai Châu Tầng 4,5 nhà B - khu Hành chính - Chính trị tỉnh - Số điện thoại: 0213.3798.221 Số Fax: 0213.3798.228 ttdn.hdndtinh@laichau.gov.vn Ghi rõ nguồn www.hdnd.laichau.gov.vn khi sử dụng thông tin trên website này |