Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận tại hội trường kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV
Chiều ngày 24/5/2023, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng thủ dân sự, tham gia phát biểu đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh phát biểu tham gia ý kiến.
Đại biểu nhất trí với dự án trình tại kỳ họp, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra đã cơ bản chỉnh lý, tiếp thu các ý kiến tham gia của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 và hội nghị ĐBQH chuyên trách, đảm bảo đầy đủ, chặt chẽ và giải trình thỏa đáng các ý kiến không tiếp thu. Tuy nhiên, một số điều luật, nội dung dự án Luật cần tiếp tục xem xét, như: Điều 29 Thống kê, đánh giá thiệt hại, theo đại biểu đây là biện pháp hoạt động khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa do các Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự cấp bộ, địa phương và UBND các cấp chịu trách nhiệm thực hiện, trong quá trình tổ chức thực hiện có rất nhiều khâu, nội dung theo quy định của Luật Phòng chống thiên tai giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn. Điều 31 về Nguyên tắc huy động, vận động đóng góp tự nguyện và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ, đại biểu cho rằng, khi có sự cố, thảm họa việc huy động, vận động đóng góp tự nguyện từ tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố, thảm họa là hành động hết sức nhân văn, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thực tế những năm qua nhiều nơi khi có thiên tai, lũ lụt sảy ra gây thiệt hại lớn về tài sản và người, các cấp, các ngành, cá nhân trong cả nước theo sự kêu gọi của MTTQVN các cấp hoặc tự mình tổ chức quyên góp ủng hộ, hỗ trợ rất lớn về tiền, hiện vật, nhất là các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, quần áo, chăn màn,… chuyển qua chính quyền hoặc trực tiếp mang đến nơi bị thiệt hại do thiên tai. Mặc dù có sự phối hợp với chính quyền nhưng do thường tập trung ủng hộ vào cùng thời điểm, cùng một mặt hàng, chủ yếu là mặt hàng thiết yếu dẫn đến quá nhiều hoặc chưa phù hợp với nhu cầu người dân nên không sử dụng, sử dụng không hết hoặc bị hư hỏng do không bảo quản tốt phải bỏ đi rất lãng phí, giảm ý nghĩa hoạt động này. Tại điểm d khoản 1 Điều luật trên đã có quy định phải có sự phối hợp với chính quyền địa phương trong thực hiện cứu trợ, hỗ trợ. Tuy nhiên, để quy định chặt chẽ hơn, đảm bảo công tác cứu trợ, hỗ trợ kịp thời, đúng nhu cầu và tránh lãng phí, đại biểu cho rằng, cần thiết kế gộp điểm d và đ khoản 1, Điều 31 thành một điểm, trong đó cần nhấn mạnh trách nhiệm phải phối hợp với chính quyền địa phương và điều phối việc cứu trợ, hỗ trợ đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhưng phù hợp với nhu cầu, tránh lãng phí. Điều 32 về Hoạt động chỉ đạo, điều hành trong phòng thủ dân sự, khoản 3 cần làm rõ khái niệm từ “Cán bộ” theo quy định của Luật Cán bộ, công chức hay “Cán bộ” được hiểu là lực lượng của các Ban Chỉ huy các cấp khi thực hiện nhiệm vụ. Theo đại biểu nếu quy định phải là Cán bộ mới được đi kiểm tra địa bàn có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa là không khả thi. Để thuận lợi trong tổ chức thực hiện nên quy định theo hướng mở, thay vì phân công cán bộ kiểm tra địa bàn bằng việc tổ chức kiểm tra địa bàn có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa. Điều 41 về Quỹ Phòng thủ dân sự, đại biểu lựa chọn phương án 2, đồng tình với Báo cáo tiếp thu, giải trình của UBTVQH và một số đại biểu đã phát biểu trước. Điều 44 về Thẩm định kế hoạch phòng thủ dân sự, khoản 6 giao Bộ Quốc phòng thực hiện. Theo quy định tại Điều 12, “Kế hoạch Phòng thủ dân sự các cấp được xây dựng theo chu kỳ 5 năm và được điều chỉnh hằng năm khi cần thiết”, bao gồm Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia; cấp bộ và Kế hoạch phòng thủ địa phương do Chủ tịch UBND các cấp ban hành, như vậy số lượng kế hoạch ban hành trong cả nước rất lớn, chưa kể có điều chỉnh hằng năm. Theo đại biểu việc giao cho Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm thẩm định kế hoạch Phòng thủ dân sự là đúng thẩm quyền, tuy nhiên trong luật cần bổ sung quy định rõ hơn trách nhiệm của Bộ trong việc thẩm định đến đâu, còn lại phân cấp cho cơ quan, đơn vị trực thuộc thẩm định những cấp nào, trong dự thảo luật chưa làm rõ việc phân cấp này./. Tin, ảnh: Duy Khoan Tin liên quan ĐOÀN ĐBQH TỈNH GIÁM SÁT TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN NĂM 2014 (29/09/2023 4:28:39 CH) ĐOÀN ĐBQH TỈNH GIÁM SÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN NĂM 2014 TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN PHONG THỔ(29/09/2023 9:57:26 SA) ĐOÀN ĐBQH TỈNH KHẢO SÁT LÀM VIỆC VỚI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỚC KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XV(25/09/2023 8:48:27 SA) Đoàn ĐBQH tỉnh thăm, tặng quà các gia đình thương binh, liệt sỹ trên địa bàn các xã Ma Li Pho, Dào San huyện Phong Thổ(26/07/2023 3:39:59 CH) Đồng chí Giàng Páo Mỷ - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV tại huyện Phong Thổ(04/07/2023 7:32:32 CH) Tin mới nhất ĐOÀN ĐBQH TỈNH GIÁM SÁT TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN NĂM 2014 (29/09/2023 4:28:39 CH) ĐOÀN ĐBQH TỈNH GIÁM SÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN NĂM 2014 TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN PHONG THỔ(29/09/2023 9:57:26 SA) Sinh hoạt Chi bộ thường kỳ tháng 9 năm 2023(28/09/2023 8:14:47 SA) Kế hoạch tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV của Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu(25/09/2023 11:24:49 SA) TÀI LIỆU KỲ HỌP THỮ 18 (CHUYÊN ĐỀ) HĐND TỈNH KHÓA XV, NHIỆM KỲ 2021-2026(25/09/2023 10:47:33 SA) |
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐBQH VÀ HĐND TỈNH LAI CHÂU |
|
Chịu trách nhiệm chính: Trụ sở: Email: Số điện thoại: |
Ông Dương Quốc Hoàn- Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Lai Châu Tầng 4,5 nhà B - khu Hành chính - Chính trị tỉnh - Số điện thoại: 0213.3798.221 Số Fax: 0213.3798.228 ttdn.hdndtinh@laichau.gov.vn Ghi rõ nguồn www.hdnd.laichau.gov.vn khi sử dụng thông tin trên website này |