10871 lượt truy cập
Trang chủ Tin hoạt động Đoàn ĐBQH Tin hoạt động

DIỄN ĐÀN KỲ HỌP THỨ 12 HĐND TỈNH
(Ngày đăng :18/12/2015 3:12:35 CH)


Đại biểu Sùng Lử Páo – tổ đại biểu huyện Tam Đường

Trong chương trình kỳ họp thứ 12 HĐND tỉnh khóa XIII, các đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu mời dự tập trung trí tuệ, thảo luận tại tổ đóng góp ý kiến vào các báo cáo, tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình tại Kỳ họp. Phóng viên ghi lại một số ý kiến.

Mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng rừng

                                                                          Đại biểu Phan Văn Nguyên – tổ đại biểu Tân Uyên:

Để sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và xây dựng nông thôn mới, trong thời gian tới cần chú trọng mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng rừng, kết hợp đa dạng, chủng loại cây lấy gỗ, sản phẩm ngoài gỗ, cây dược liệu quý. Các địa phương tiếp tục thực hiện tập trung khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng, thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng gắn với bảo vệ rừng. Bên cạnh đó thực hiện tốt trồng xen rừng phòng hộ, rừng kinh tế với các loại cây có giá trị cao: quế, dược liệu, tếch, dổi và sa mu. Ngoài ra căn cứ thực tế khí hậu, thổ nhưỡng các địa phương mở rộng diện tích các loại lâm sản ngoài gỗ. Toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2020 trồng mới 6.855ha rùng.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Tân Uyên còn một số doanh nghiệp trồng rừng chưa chi trả dịch vụ trồng rừng cho bà con nhân dân, gây bức xúc trong cử tri. Huyện mong muốn các ngành sớm vào cuộc, phối hợp với huyện Tân Uyên đôn đốc các doanh nghiệp trồng rừng thực hiện nghĩa vụ chi trả cho hộ trồng rừng.

Làm rõ tính khả thi chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2016

Đại biểu Bùi Từ Thiện – tổ đại biểu huyện Phong Thổ

Năm 2015, công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội được tỉnh, huyện, các cấp, ngành quan tâm đẩy mạnh triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, nhờ chủ động, ban hành các giải pháp, kế hoạch chỉ đạo điều hành quyết liệt có trọng tâm, trọng điểm, nền kinh tế - xã hội của tỉnh cơ bản ổn định và có bước tăng trưởng khá, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 20,48%, riêng huyện nghèo giảm bình quân 3,75%. Tuy nhiên, chỉ tiêu kế hoạch giao năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 3,2%, riêng huyện nghèo giảm 3,5% trong khi đó theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2016-2020 quy định thu nhập từ 1 triệu đồng/người/tháng trở xuống ở khu vực thành thị và 800 nghìn đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và phải đáp ứng đủ mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản là: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin. Trong khi giai đoạn 2011-2015 quy định hộ nghèo ở nông thôn mức thu nhập từ 400 nghìn đồng/người/tháng trở xuống, thành thị là 500 nghìn đồng/người/tháng. Do vậy chỉ tiêu đề ra giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là quá cao, do đó cần xem xét, điều chỉnh phù hợp địa phương.

Đưa các giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng giáo dục

Đại biểu Đỗ Văn Hán – tổ đại biểu huyện Nậm Nhùn:

Trước những đòi hỏi ngày càng cao của chất lượng giáo dục, ngành Giáo dục đang đưa ra những giải pháp đồng bộ và hiệu quả. Với sự quyết tâm của toàn ngành sẽ thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu chủ yếu của ngành giáo dục tỉnh ta trong giai đoạn 2016 – 2015. Để có những bước đột phá trong chất lượng giáo dục, trước hết phải nâng cao chất lượng giáo viên. Song song với tổ chức các đợt hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi, Ngành Giáo dục đổi mới sinh hoạt chuyên môn, đẩy mạnh phong trào học, tự học, tự đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo viên. Tăng cường các đợt kiểm tra, thanh tra về chất lượng chuyên môn, lấy chất lượng giáo viên để đánh giá sự hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ quản lý các nhà trường.

Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt với xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, giáo dục theo vùng miền. Thời gian qua, chất lượng giáo dục đã có những chuyển biến tích cực. Các nhà trường đang áp dụng việc đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên thông qua chất lượng học sinh.

Để đảm bảo sỹ số lớp học, nâng cao tỷ lệ chuyên cần, Sở GD và ĐT đã có văn bản đề nghị lãnh đạo các huyện ký cam kết: Bí thư – Bí thư xã, Chủ tịch huyện – Chủ tịch xã: duy trì sỹ số học sinh, huy động học sinh ra lớp. Triển khai đồng bộ các giải pháp, thời gian tới, giáo dục Lai Châu sẽ có thêm những khởi sắc.

Đưa ra thời gian về dự án đầu tư để người dân nắm được

Đại biểu Lý Anh Hừ - tổ đại biểu huyện Mường Tè

Thực hiện rà soát các dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư, trong năm 2015, tỉnh đã ra Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của 29 dự án, trong đó 15 dự án thuộc lĩnh vực thủy điện, 14 dự án thuộc lĩnh vực khoáng sản và vật liệu xây dựng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 22 dự án thủy điện đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, trong đó 5/22 dự án đã hoàn thành và phát điện, 11/22 dự án đang triển khai xây dựng, 6/22 dự án đang hoàn thuện thủ tục để triển khai. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Mường Tè nói riêng và một số địa phương khác nói chung còn nhiều dự án không thực hiện được vẫn chưa thu hồi giấy phép dẫn đến tình trạng vùng quy hoạch dự án không thể xây dựng hay canh tác sản xuất nông nghiệp. UBND tỉnh cần đưa ra rõ ràng thời gian dự án nào triển khai ngay và dự án nào lâu thực hiện hoặc thu hồi để huyện, người dân biết, nắm được có biện pháp triển khai trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế.

Xem xét việc ưu tiên tuyển dụng con em đồng bào

Đại biểu Lý Quang Minh – tổ đại biểu huyện Phong Thổ

Năm 2015, tỉnh đã tuyển dụng viên chức ngành giáo dục & đào tạo với 170 người thông qua xét tuyển có sát hạch thực hành giảng dạy trên lớp. Đồng thời bố trí 20 sinh viên cử tuyển dân tộc thiểu số được bố trí công việc phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Thực tế hiện nay giữa quy định chung của Nghị định Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức đối với tỉnh còn bất cập. Bởi vì khi thực hiện thi tuyển, con em đồng bào trong tỉnh không đỗ dẫn đến việc người dân tộc khác, địa phương ngoài tỉnh đến nhận công tác tại tỉnh, huyện, xã. Tỉnh có cách nào đó ưu tiên cộng thêm điểm, bồi dưỡng thêm kiến thức cho con em trong tỉnh đáp ứng yêu cầu khi tuyển dụng.

Đẩy nhanh tiến độ thi công các tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh

 

Đại biểu Quàng Văn Trực – tổ đại biểu huyện Nậm Nhùn:

Phát triển mạng lưới giao thông, góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng. Qua đó, tăng cường khẳ năng thông thương, tạo điều kiện thuận lợi để người dân giao lưu giữa các vùng miền.

Nhưng hiện nay một số tuyến đường trên địa bàn tỉnh còn chậm tiến độ, đơn cử như: đường Pa Tần – Mường Tè; Quốc lộ 12 đoạn Chăn Nưa – Pa Tần. Quá trình triển khai dự án kéo dài, không tránh khỏi thất thoát, lãng phí trong quản lý dự án, trượt giá vật liệu dẫn đến tăng định mức đầu tư. Tiến độ chậm ảnh hưởng không nhỏ tới người tham gia giao thông gây bức xúc trong dư luận. Được biết nguyên nhân chính gây nên chậm tiến độ do công tác giải phóng mặt bằng. Không tiếp cận được mặt bằng, các nhà thầu không thể thi công công trình là một trong những nguyên nhân chính gây chậm tiến độ.

Trong thời gian tới, các nhà thầu phối hợp tốt với chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát và cấp ủy chính quyền địa phương hoàn tất giải phóng mặt bằng, đề ra phương án thi công tối ưu bù tiến độ, sớm hoàn thiện công trình.

Giải quyết triệt để chế độ, chính sách tái định cư các thủy điện

Đại biểu Lò Văn Chỉnh – tổ đại biểu thành phố Lai Châu:

Vì dòng điện sáng ngày mai của Tổ quốc không ít hộ đã nghiêm túc thực hiện các dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La, Lai Châu. Nhưng hiện nay, trong các khu dân cư còn tồn tại một số vướng mắc.

Chủ đầu tư chưa giải quyết các chế độ chính sách với các hộ tái định cư: bồi thường, hỗ trợ đời sống, hỗ trợ sản xuất. Điều này đã gây không ít trở ngại cho bà con trong diện di dân ổn định, phát triển đời sống ở bản tái định cư. Bên cạnh đó mốt số điểm tái định cư hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất đầu tư chưa đồng bộ, tiến độ thi công chậm. Bên cạnh những nỗ lực của công tác tái định cư, còn bộc lộ những hạn chế: chưa lắng nghe ý kiến của người dân, mang tính chất áp đặt. Ví dụ Mường Mô tái định cư còn nhiều bức xúc: chế độ chính sách, mặt bằng, mọi mặt đời sống của người dân, mặt bằng tái định cư chưa đảm bảo, còn tồn tại nguy cơ sạt lở.

Trước thực trạng trên, các cấp các ngành cần tích cực vào cuộc trong rà soát và giải quyết triệt để các vướng mắc trong các điểm tái định cư.

Tiếp tục thực hiện chính sách để người dân được hỗ trợ, ưu đãi

Đại biểu Mùa A Trừ - tổ đại biểu huyện Phong Thổ:

Sau 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND ngày 9/12/2011 về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011-2015 chưa có hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện được hưởng chính sách. Do các hộ đầu tư sản xuất, mô hình trang trại quy mô nhỏ lẻ, phân tán chưa đáp ứng điều kiện hỗ trợ của chính sách. Sau khi chính sách có hiệu lực trên địa bàn tỉnh có 7 hộ được cấp giấy chứng nhận là trang trại, quy mô và kết quả sản xuất kinh doanh đáp ứng đủ tiêu chuẩn Nghị quyết. Tuy nhiên công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách chưa đến tận người dân còn hạn chế; việc hướng dẫn thủ tục, lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ chưa được ngành chức năng quan tâm phổ biến đến hộ gia đình. Trong khi đó điều kiện và tiêu chí đặt ra quá cao không phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khả năng đầu tư của hộ gia đình. Do vậy, tôi mong chính sách sẽ tiếp tục có hiệu lực để người dân được hỗ trợ, ưu đãi. Đồng thời hạ thấp tiêu chí quy định về kinh tế trang trại so với quy định của Trung ương để đồng bào khai thác tiềm năng, từng bước làm giàu.

Tập trung vào tiêu chí nông thôn mới khó đạt để thực hiện

Đại biểu Vương Văn Thắng – tổ đại biểu huyện Tam Đường

Những năm qua, chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) được các cấp, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện ở các xã, thôn, bản. Bên cạnh việc thực hiện lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, Nhân dân tham gia hiến đất, công sức thực hiện các tiêu chí NTM. Hết năm 2015, toàn tỉnh bình quân đạt 11,08 tiêu chí/xã, công nhận mới 13 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số lên 15 xã chuẩn NTM. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các tiêu chí về xây dựng NTM còn gặp nhiều khó khăn nhất là về nguồn lực. Do đó, để thực hiện hiệu quả xây dựng NTM cần lựa chọn tiêu chí khó khăn tập trung giải quyết nhất là tiêu chí nâng cao thu nhập, dân số, môi trường. Đồng thời phát huy vai trò chủ thể Nhân dân, huy động tối đa nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội vùng nông thôn.

Kinh phí phải song hành với chỉ tiêu đào tạo

 

Đại biểu Nguyễn Ngọc Dũng – tổ đại biểu huyện Than Uyên

Năm 2015, tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề cho 4.613 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập huấn lên 40,1%, giải quyết việc làm mới cho 6.750 lao động. Theo kế hoạch năm 2016, toàn tỉnh giao cho các huyện, thành phố đào tạo 6.200 lao động nông thôn với kinh phí 6 tỷ đồng, trong đó huyện Than Uyên đào tạo nghề cho 990 lao động nông thôn với 1,1 tỷ đồng và kinh phí các huyện bổ sung thêm để thực hiện. Nhưng hiện nay, phần tăng thu ngân sách các huyện rất ít và đều dành cho việc xây dựng nông thôn mới. Với 1,1 tỷ đồng đào tạo cho 990 lao động thì huyện chỉ có thể đáp ứng đào tạo cho khoảng 600 lao động địa phương và 330 lao động sẽ không biết lấy tiền ở đâu. Các ngành chuyên môn của tỉnh tham mưu UBND tỉnh khảo sát, bố trí kinh phí gắn với giao chỉ tiêu hợp lý tránh tình trạng không đạt kế hoạch đề ra.

Phục tráng các giống cây trồng đặc sản của các địa phương

Đại biểu Vương Văn Thành – tổ đại biểu huyện Tân Uyên:

Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giúp sản phẩm của nông nghiệp tiếp cận được thị trường, các cơ quan chuyên môn cần sớm phối hợp với các địa phương khôi phục phát triển giống cây trồng đặc sản.

Trên địa bàn tỉnh ta còn nhiều vùng có giống cây trồng đặc sản: gạo tẻ dâu (San Thàng, thành phố Lai Châu), Khoai sọ (Nậm Khao, Mường Tè), Ớt (Ka Lăng), Mận (Sìn Hồ) và một số giống cây dược liệu quý rải rác tại các xã vùng cao. Nhưng hiện nay, các giống đặc sản mới chỉ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu của người dân. Sản phẩm nông nghiệp chưa tiếp cận được thị trường, không nâng cao được giá trị nông sản, phát huy hiệu quả kinh tế mang lại lợi nhuận cho nhân dân. Trong điều kiện hệ thống hạ tầng giao thông, phát triển thuận lợi tạo điều kiện cho hàng hóa được thông thương, khôi phục, mở rộng sản xuất các đặc sản của các vùng miền sẽ có cơ hội tiếp cận người thị trường.

Đây là một trong những giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giúp bà con xóa đói giảm nghèo.

 Phương Ly 

Tin liên quan

Thảo luận Tổ về các Dự án Luật tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV(07/06/2023 8:15:10 SA)

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm việc với Tổng công ty Điện lực Miền Bắc(06/06/2023 11:39:20 SA)

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia thảo luận về Kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV(01/06/2023 10:41:49 SA)

Thảo luận về kết quả giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng (29/05/2023 5:40:23 CH)

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận Tổ tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV(29/05/2023 9:18:09 SA)

Tin mới nhất

Thảo luận Tổ về các Dự án Luật tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV(07/06/2023 8:15:10 SA)

Hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ mười sáu HĐND tỉnh khóa XV tại huyện xã Tả Lèng, huyện Tam Đường (06/06/2023 11:24:32 SA)

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm việc với Tổng công ty Điện lực Miền Bắc(06/06/2023 11:39:20 SA)

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Ta Gia, huyện Than Uyên(04/06/2023 3:56:12 CH)

Hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ mười sáu HĐND tỉnh khóa XV tại xã Phúc Than, Mường Than, huyện Than Uyên (01/06/2023 4:47:18 CH)

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐBQH VÀ HĐND TỈNH LAI CHÂU
Chịu trách nhiệm chính:
Trụ sở:
Email:
Số điện thoại:
Ông Dương Quốc Hoàn- Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Lai Châu
Tầng 4,5 nhà B - khu Hành chính - Chính trị tỉnh
- Số điện thoại: 0213.3798.221
Số Fax:
0213.3798.228
ttdn.hdndtinh@laichau.gov.vn

Ghi rõ nguồn www.hdnd.laichau.gov.vn khi sử dụng thông tin trên website này