27420 lượt truy cập
Trang chủ Tin hoạt động Đoàn ĐBQH Tin hoạt động

ĐBQH tỉnh Lai Châu tham gia thảo luận tại hội trường kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV
(Ngày đăng :09/11/2021 3:04:04 CH)


Đ/c Hoàng Quốc Khánh, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh tham gia phát biểu thảo luận tại hội trường kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV

Thực hiện Chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng nay 09/11/2021, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và kế hoạch năm 2022. Đại biểu Hoàng Quốc Khánh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu tham gia phát biểu thảo luận.

Về cơ bản, đại biểu cơ bản nhất trí với báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và kế hoạch năm 2022 và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và nhiều ý kiến đại biểu phát biểu trước đó; đồng thời để góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới và trong năm 2022, đại biểu tham gia một số nội dung cụ thể:

Về tiến độ triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu nhận định: Cử tri, nhân dân các dân tộc trong cả nước rất vui mừng, phấn khởi khi được Đảng, Quốc hội, Chính phủ quan tâm tiếp tục đầu tư thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia cho vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số, khó khăn nhất của đất nước. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng để triển khai thực hiện đó là: Đã thành lập Ban chỉ đạo; ban hành kế hoạch triển khai; ban hành tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi theo trình độ phát triển; quyết định phê duyệt Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030. Tuy nhiên, theo đại biểu, đã hơn một năm trôi qua các Chương trình chưa được triển khai đến địa phương, nhiều văn bản pháp lý quan trọng làm cơ sở để tổ chức thực hiện chưa được phê duyệt, ban hành cụ thể: Chưa phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; chưa ban hành các văn bản quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình; cơ chế quản lý các chương trình MTQG và các văn bản hướng dẫn thực hiện dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình. Về kinh phí thực hiện, đại biểu đánh giá, năm 2021, toàn bộ vốn đầu tư 16 nghìn tỷ đồng bố trí cho 3 chương trình MTQG chưa được giải ngân phải chuyển nguồn sang năm 2022; năm 2022 dự kiến bố trí 8 nghìn tỷ, như vậy tổng nguồn vốn thực hiện năm 2022 sẽ là 24 nghìn tỷ, số kinh phí rất lớn phải giải ngân. Bên cạnh đó, trong các chương trình MTQG có nhiều nội dung yêu cầu phải lồng ghép các nguồn vốn thực hiện, muốn vậy các Chương trình phải giao đồng thời mới có thể thực hiện lồng ghép được. Giai đoạn thực hiện 5 năm, thời gian không còn nhiều để cho tổ chức thực hiện, trong khi đất nước còn bộn bề công việc phải lo, nếu không triển khai kịp thời, các chính sách dân tộc sẽ bị gián đoạn, làm chậm cơ hội tiếp cận nguồn lực để phát triển, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện Chương trình. Đại biểu đề nghị Chính phủ khẩn trương phê duyệt các Chương trình, hoàn thiện các thủ tục đầu tư, hướng dẫn cụ thể của Bộ, ngành địa phương tập trung triển khai thực hiện để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng khó khăn nhất, hỗ trợ cho người nghèo, người yếu thế vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

Về việc tiếp tục quan tâm bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống đồng bào các dân tộc thiểu số, đại biểu nhận định: Di sản văn hóa tạo nên bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc là tiếng nói, chữ viết, lễ hội, kiến trúc, trang phục, cùng sự phát triển chung của xã hội, quá trình hội nhập, giao lưu quốc tế một số nét bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc như trang phục, diễn xướng dân gian, dân ca, dân vũ, phong tục tập quán có nguy cơ mai một và dần bị pha tạp; tình trạng đồng hóa trong các hoạt động văn hóa, lối sống ngày càng bộc lộ rõ nét, đòi hỏi cần phải bảo tồn một cách cấp thiết. Nếu có dịp đi dự các Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở các bản miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số hay tại các lễ hội, rất nhiều nơi người dân không còn biết bài hát và điệu múa của dân tộc mình. Không chỉ mai một về âm nhạc, ngay cả tiếng nói cũng đã bị mai một hoặc có nguy cơ mai một, nhiều dân tộc không còn nói tiếng mẹ đẻ mà sử dụng ngôn ngữ của dân tộc khác thay cho ngôn ngữ dân tộc mình. Những lễ hội truyền thống, những tục lệ tốt đẹp nhiều khi chỉ còn trong trí nhớ của già làng, trưởng bản.

Theo đại biểu, nguyên nhân của tình trạng trên rất nhiều, song nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu. Ngày 14 tháng 10 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó có dự án thành phần “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”, đồng bào các dân tộc thiểu rất vui mừng trước sự quan tâm của Đảng, nhà nước. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, thiết thực và đồng bộ, đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm bố trí đủ nguồn lực để thực hiện; Chỉ đạo tập trung điều tra toàn diện, nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và văn hóa phi vật thể; các loại hình nghệ thuật cổ truyền đặc sắc, văn hóa dân gian của từng địa phương, từng dân tộc; xây dựng ngân hàng dữ liệu về văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để bảo quản, giữ gìn lâu dài tài liệu, hiện vật tại các bảo tàng, cơ quan lưu trữ tư liệu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật ở trung ương và địa phương. Đưa nội dung truyền dạy các loại hình văn hóa truyền thống vào trong cấp học phổ thông và thực hiện thống nhất, đồng bộ trên phạm vi cả nước để bồi dưỡng, đào tạo các thế hệ trẻ.

Chiều nay, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và kế hoạch năm 2022; sáng ngày 10/11/2021 thực hiện phiên chất vấn của Quốc hội./.

CTQH

 

Tin liên quan

ĐOÀN ĐBQH TỈNH KHẢO SÁT LÀM VIỆC VỚI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỚC KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XV(25/09/2023 8:48:27 SA)

Đoàn ĐBQH tỉnh thăm, tặng quà các gia đình thương binh, liệt sỹ trên địa bàn các xã Ma Li Pho, Dào San huyện Phong Thổ(26/07/2023 3:39:59 CH)

Đồng chí Giàng Páo Mỷ - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV tại huyện Phong Thổ(04/07/2023 7:32:32 CH)

Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV trên địa bàn huyện Sìn Hồ(04/07/2023 10:14:03 SA)

Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV trên địa bàn huyện Tam Đường(03/07/2023 3:33:37 CH)

Tin mới nhất

Kế hoạch tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV của Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu(25/09/2023 11:24:49 SA)

TÀI LIỆU KỲ HỌP THỮ 18 (CHUYÊN ĐỀ) HĐND TỈNH KHÓA XV, NHIỆM KỲ 2021-2026(25/09/2023 10:47:33 SA)

ĐOÀN ĐBQH TỈNH KHẢO SÁT LÀM VIỆC VỚI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỚC KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XV(25/09/2023 8:48:27 SA)

Giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí nâng cấp, sửa chữa tài sản công là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Nậm Nhùn, giai đoạn 2020-2022(22/09/2023 10:24:06 SA)

Hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt các quy định, chỉ thị, kết luận của Trung ương và các văn bản của Tỉnh ủy(21/09/2023 3:13:22 CH)

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐBQH VÀ HĐND TỈNH LAI CHÂU
Chịu trách nhiệm chính:
Trụ sở:
Email:
Số điện thoại:
Ông Dương Quốc Hoàn- Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Lai Châu
Tầng 4,5 nhà B - khu Hành chính - Chính trị tỉnh
- Số điện thoại: 0213.3798.221
Số Fax:
0213.3798.228
ttdn.hdndtinh@laichau.gov.vn

Ghi rõ nguồn www.hdnd.laichau.gov.vn khi sử dụng thông tin trên website này