28221 lượt truy cập
Trang chủ Tin hoạt động Đoàn ĐBQH Tin hoạt động

Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cư tri trước kỳ họp thứ hai, Quốc hội Khóa XV tại huyện Tam Đường
(Ngày đăng :19/10/2021 3:00:10 CH)


Quang cảnh hội nghị

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-ĐĐBQH ngày 24/9/2021 của Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu về việc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ hai, Quốc hội Khóa XV, sáng ngày 16/10/2021, đồng chí Giàng Páo Mỷ, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh tiến hành tiếp xúc cử tri tại huyện Tam Đường. Tham gia hội nghị tiếp xúc cử tri có đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Tẩn Thị Quế, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Tam Đường; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo; Thường trực HĐND, UBND, Ban Thường trực UBMTTQ, các phòng, ban chuyên môn và cử tri huyện Tam Đường.

Tại hội nghị, đồng chí Sùng Lử Páo, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tam Đường đã báo cáo với đại biểu Quốc hội và cử tri tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh 9 tháng đầu năm của huyện Tam Đường.

Đại biểu Quốc hội Giàng Páo Mỷ báo cáo đến cử tri dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XV. Theo dự kiến, kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV sẽ tổ chức thành 02 đợt, đợt 1 từ ngày 20/10 đến 03/11/2021 theo hình thức trực tuyến từ Nhà Quốc hội đến 63 Đoàn ĐBQH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đợt 2 họp tập trung tại nhà Quốc hội từ ngày 08/11 đến 13/11/2021; đồng thời dự phòng phương án nếu dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trong thời gian diễn ra đợt 1 của kỳ họp sẽ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định việc họp trực tuyến toàn bộ thời gian còn lại của kỳ họp. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 02 dự án Luật, 03 dự thảo Nghị quyết; cho ý kiến vào 05 dự án Luật; xem xét các báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2022; chất vấn và trả lời chất vấn.

Các cử tri kiến nghị với đại biểu Quốc hội: Để tiết kiệm chi phí cho người dân, tăng tỉ lệ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, hạn chế tình trạng lạm dụng bản sao chứng thực từ bản chính các giấy tờ, đề nghị Chính phủ xem xét mở rộng phạm vi sử dụng bản sao chứng thực điện tử từ bản chính đối với một số lĩnh vực như: Nộp hồ sơ cán bộ, công chức, học sinh, chế độ chính sách…để thuận lợi cho người dân; đề nghị Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Công an có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp trẻ em được sinh ra ở nước ngoài về Việt Nam cư trú nhưng không có các giấy tờ liên quan theo quy định; đề nghị Ủy ban dân tộc sớm ban hành danh mục thành phần các dân tộc thiểu số Việt Nam để làm cơ sở, tài liệu chính thống cho các cơ quan, đơn vị căn cứ thực hiện; đề nghị Trung ương, tỉnh có chế độ, chính sách hỗ trợ đối với đồng bào dân tộc thiểu số sống ở những thôn, bản không thuộc diện đặc biệt khó khăn tại các xã vùng I khu vực miền núi (đặc biệt là chế độ bảo hiểm y tế), hiện nay đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở những thôn, bản không phải đặc biệt khó khăn tại các xã vùng I nhưng còn gặp nhiều khó khăn.

Về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, theo chính sách hiện hành, học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực I vùng dân tộc và miền núi không được hưởng chính sách quy định tại nghị định này, đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi như sau: “Học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học vùng dân tộc và miền núi”. Bổ sung điều kiện học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ: “Là học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ”; đề nghị không thực hiện tinh giản biên chế đối với ngành Giáo dục và Đào tạo vì theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ, Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Ban Chấp hành Trung ương về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thực tế việc tuyển dụng giáo viên hiện nay không có nguồn tuyển dụng, chưa đủ so với biên chế, trong khi số lớp ngày càng tăng, nếu tiếp tục tinh giản sẽ không đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ giáo dục, nhất là thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.

Cử tri kiến nghị với Đại biểu Quốc hội tại hội nghị 

Theo Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh không quy định có chế độ chi phí quản lý để chi cho các hoạt động kiểm tra, giám sát của các cấp, tuy nhiên, tại trang 29 điểm 6.1, khoản 6, mục III Quyết định số 423/QĐ-UBND ngày 19/4/2021 của UBND tỉnh có quy định “Hỗ trợ kinh phí quản lý, giám sát cho cơ quan chuyên môn thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn người dân thực hiện” nhưng không ghi rõ mức hỗ trợ, đề nghị HĐND, UBND tỉnh xem xét bổ sung cụ thể chi phí quản lý, giám sát. Về chính sách khuyến khích doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp theo Nghị quyết số 12/2019/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 của HĐND tỉnh, hiện nay, việc tích tụ đất đai giữa doanh nghiệp và người dân còn gặp khó khăn, do quy định về thời gian cho thuê đất dài “ti thiểu 10 năm đi với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác dưới 01 năm; tối thiểu 15 năm đi với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác từ 01 năm trở lên” dẫn đến người dân còn e ngại chưa cho thuê, đề nghị UBND tỉnh xem xét điều chỉnh theo hướng thỏa thuận giữa 02 bên để phù hợp với từng loại cây trồng. Đề nghị UBND tỉnh xem xét điều chỉnh phạm vi các xã vùng dự án cho phù hợp với Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, vì theo Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 08/01/2020 của UBND tỉnh, huyện Tam Đường có 08 xã đặc biệt khó khăn nhưng theo Quyết định số 861/QĐ-TTg huyện Tam Đường chỉ còn 04 xã đặc biệt khó khăn (Tả Lèng, Giang Ma, Nà Tăm, Sơn Bình). Về Đề án phát triển dược liệu, tại Phụ lục 03 Quyết định số 29/QĐ-UBND của UBND tỉnh có quy định đơn giá cây giống Sâm Lai Châu là 100.000 đồng/cây, mức giá quy định thấp hơn so với giá thị trường, gây khó khăn trong quá trình thực hiện (giá thị trường dao động ở mức 200.000 đồng - 250.000 đồng/cây giống 1 năm tuổi), đề nghị UBND tỉnh xem xét điều chỉnh đơn giá phù hợp với giá thị trường. Đối với chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND ngày 30/8/2016 và Quyết định số 04/2020/QĐ-UBND ngày 17/01/2020 của UBND tỉnh, nội dung chính sách này sẽ hết hạn 31/12/2021, đề nghị HĐND, UBND tỉnh sớm ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025 (theo nội dung đã dự thảo ngày 19/7/2021) làm cơ sở đăng ký vốn thực hiện năm 2022. Về việc chấm điểm các tiêu chí hộ nghèo, tại Mẫu số 3.6 (bảng chấm điểm phiếu B1 khu vực nông thôn trung du và miền núi phía Bắc),Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH ngày 18/7/2021, tại mục 2: Số người trong độ tuổi lao động có 01 người được 5 điểm, có từ 2 đến trên 5 người không được tính điểm (thực tế lực lượng trong độ tuổi lao động là lực lượng tạo ra thu nhập chính cho gia đình), đề nghị xem xét bổ sung hoặc hướng dẫn rõ hơn; tại mục số 4: Bằng cấp cao nhất của thành viên hộ gia đình phải từ cao đẳng hoặc đại học trở lên mới được tính điểm, đề nghị điều chỉnh từ trình độ thấp hơn cho phù hợp với đặc thù khu vực miền núi; tại mục số 7: Vật liệu chính của cột nhà là bê tông cốt thép: gạch/đá; sắt/thép/gỗ bền chắc không được tính điểm, đề nghị xem xét bổ sung cho phù hợp,…

Giải đáp các ý kiến thuộc thẩm quyền, đồng chí Trần Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Về vấn đề liên quan đến ý kiến chữ ký chứng thực điện tử, đây là hình thức tiên tiến, nếu áp dụng được trên toàn quốc sẽ cắt giảm nhiều chi phí cho nhà nước, tỉnh Lai Châu đã đưa ra lộ trình và hiện nay đang thực hiện ở 35%, UBND tỉnh sẽ kiến nghị với Chính phủ có quy định loại văn bản bắt buộc chứng thực điện tử; về vấn đề đăng ký khai sinh cho trẻ em được sinh ra ở nước ngoài về Việt Nam cư trú, theo quy định, các trường hợp trẻ đi về phải được xác nhận của chính quyền, công an địa phương và phải có được giấy tờ liên quan, vấn đề này đề nghị UBND huyện rà soát, mô tả lai lịch trẻ gửi sở Tư pháp, Sở sẽ tổng hợp các trường hợp gửi Bộ Tư pháp hướng dẫn, nếu đặc thù sẽ đề nghị Bộ có hướng dẫn đặc trù để thực hiện khai sinh cho trẻ. Về tên đồng bào dân tộc thiểu số, bản chất vẫn là tôn trọng tính lịch sử của đồng bào, do đó không nên cứng nhắc theo văn bản; về Quyết định 861, Tỉnh ủy đã thảo luận và giao Ban cán sự đảng của UBND tỉnh nghiên cứu chính sách, cân nhắc trên cơ sở phù hợp với thực tế và khả năng cân đối ngân sách của tỉnh, trước mắt tập trung cho giáo dục để đảm bảo tỉ lệ ra lớp; đối với chế độ cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, UBND tỉnh sẽ nghiên cứu, tính toán trong thời gian tới; đối với việc tinh giản biên chế, UBND tỉnh đã giao Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu và đã 02 lần đề xuất Bộ Nội vụ bổ sung biên chế nhưng đến nay Bộ chưa có ý kiến, tuy nhiên theo Nghị quyết 19 vẫn phải tinh giản đến 2025 là 10%; ý kiến về chi phí quản lý giám sát, bản chất là hỗ trợ cá nhân, nhóm hộ, Công ty, HTX, không phải hỗ trợ cho cơ quan quản lý nhà nước, trong trường hợp cân đối được ngân sách, nếu có kế hoạch thanh tra, kiểm tra, tỉnh sẽ cân đối về cho huyện, thành phố,…các ý kiến giải đáp được cử tri nhất trí.

Đồng chí Giàng Páo Mỷ, Ủy viên BCHTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp thu và nhấn mạnh thêm một số nội dung trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh; đồng thời đề nghị UBND chỉ đạo rà soát các chế độ chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp, có hướng dẫn sao cho dễ thực hiện; dành nguồn lực để thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tránh tình trạng chồng chéo đất rừng gây mất đoàn kết. Đồng chí cũng đề nghị huyện Tam Đường tăng cường công tác phòng, chống dịch covid-19 vì huyện là cửa ngõ, nguy cơ lây nhiễm cao, do đó cần tiếp tục nâng cao cảnh giác, không lơ là, ưu tiên hàng đầu, trên hết là công tác phòng, chống dịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội để đảm bảo các chỉ tiêu kế hoạch đề ra./.

 

 Thủy Khoan

Tin liên quan

Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XV tại xã San Thàng và phường Đông Phong, thành phố Lai Châu.(03/10/2023 4:38:06 CH)

ĐOÀN ĐBQH TỈNH GIÁM SÁT TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN NĂM 2014 (29/09/2023 4:28:39 CH)

ĐOÀN ĐBQH TỈNH GIÁM SÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN NĂM 2014 TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN PHONG THỔ(29/09/2023 9:57:26 SA)

ĐOÀN ĐBQH TỈNH KHẢO SÁT LÀM VIỆC VỚI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỚC KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XV(25/09/2023 8:48:27 SA)

Đoàn ĐBQH tỉnh thăm, tặng quà các gia đình thương binh, liệt sỹ trên địa bàn các xã Ma Li Pho, Dào San huyện Phong Thổ(26/07/2023 3:39:59 CH)

Tin mới nhất

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát công tác quản lý nhà nước việc thực hiện các quy định của pháp luật về hành nghề dược ngoài công lập đoạn 2020-2022 trên địa bàn thành phố Lai Châu(03/10/2023 4:50:33 CH)

Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XV tại xã San Thàng và phường Đông Phong, thành phố Lai Châu.(03/10/2023 4:38:06 CH)

Quyết định triệu tập Kỳ họp thứ 18 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026(03/10/2023 10:39:10 SA)

BAN PHÁP CHẾ HĐND TỈNH HỌP THẨM TRA NỘI DUNG TRÌNH KỲ HỌP THỨ MƯỜI TÁM HĐND TỈNH(02/10/2023 3:59:57 CH)

Thông báo Chương trình công tác tháng 9 năm 2023 của Lãnh đạo Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND tỉnh(02/10/2023 4:09:47 CH)

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐBQH VÀ HĐND TỈNH LAI CHÂU
Chịu trách nhiệm chính:
Trụ sở:
Email:
Số điện thoại:
Ông Dương Quốc Hoàn- Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Lai Châu
Tầng 4,5 nhà B - khu Hành chính - Chính trị tỉnh
- Số điện thoại: 0213.3798.221
Số Fax:
0213.3798.228
ttdn.hdndtinh@laichau.gov.vn

Ghi rõ nguồn www.hdnd.laichau.gov.vn khi sử dụng thông tin trên website này