18976 lượt truy cập
Trang chủ Nghiên cứu - Trao đổi ĐBQH và HĐND Lai Châu

Phát huy vai trò tham mưu của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Cao Bằng trong hoạt động của HĐND ở địa phương
(Ngày đăng :01/10/2013 12:00:00 SA)

Tham luận của Thường trực HĐND tỉnh Cao Bằng tại Hội nghị trao đổi kinh nghiệp hoạt động của HĐND 14 tỉnh miền núi và trung du phía bắc lần thứ V tại tỉnh Lai Châu (26-27/9/2013)

Theo quy định tại Nghị quyết số 545/2007/UBTVQH12 của UBTVQH Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh là cơ quan giúp việc của Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh có nhiệm vụ tham mưu và tổ chức phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân câp tỉnh. Do vậy Văn phòng có vai trò hết sức quan trọng trong tham mưu, tổ chức phục vụ và đảm bảo mọi điều kiện hoạt động của cơ quan dân cử tại địa phương.

Về tổ chức bộ máy Văn phòng tỉnh Cao Bằng: Văn phòng có 04 phòng (phòng Công tác Đại biểu Quốc hội, phòng Công tác HĐND, phòng Dân nguyện - Thông tin và phòng HC-TC-QT) với tổng biên chế của Văn phòng là 38 người: bao gồm TT.HĐND tỉnh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách, Trưởng, phó Ban và đại biểu chuyên trách các Ban HĐND; có Chánh Văn phòng do ủy viên Thường trực HĐND tỉnh kiêm nhiệm, 03 Phó chánh Văn phòng và 19 cán bộ, công chức và 8 nhân viên hợp đồng.

Qua gần 6 năm hoạt động, Văn phòng đã từng bước xây dựng và điều chỉnh, bổ sung các quy chế để ổn định nề nếp, nâng dần chất lượng hoạt động của Văn phòng như: Quy chế làm việc của Văn phòng; Quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng chuyên môn; Quy định về quy trình tiếp nhận, xử lý và ban hành văn bản; Quy định về tổ chức phối hợp xây dựng chương trình công tác và thực hiện chế độ thông tin báo cáo...

Bên cạnh đó Văn phòng cũng đã chú trọng việc nâng cao năng lực đội ngũ chuyên viên bằng các hình thức: đào tạo (cử chuyên viên theo học các khóa quản lý nhà nước, chuyên viên chính, cao cấp lý luận chính trị, thạc sĩ) và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (dự các lớp tập huấn, dự hội nghị, hội thảo, bồi dưỡng tại chỗ thông qua giải quyết công việc...). Trên cơ sở tổ chức bộ máy hoạt động theo các quy chế đã ban hành, Văn phòng đã từng bước đáp ứng được yêu cầu tham mưu, phục vụ hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh trên các mặt công tác.

Nhìn chung, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh và sự tạo điều kiện giúp đỡ của Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương, của UBND tỉnh và các cơ quan, ban ngành của địa phương cùng với đội ngũ cán bộ, công chức được kiện toàn đã thực hiện cơ bản tốt vai trò tham mưu, giúp việc và phục vụ hoàn thành đáp ứng được yêu cầu các hoạt động của Đoàn ĐBQH và HĐND, chất lượng và hiệu quả công việc ngày càng được nâng cao.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được chúng tôi cũng nhận thấy công tác tham mưu, phục vụ hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh còn có những hạn chế, tồn tại như sau:

- Công tác nắm bắt, tổng hợp, xử lý thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và hoạt động của HĐND các cấp để phục vụ cho Thường trực HĐND tỉnh và các Ban HĐND tỉnh có lúc chưa được kịp thời.

- Công tác nghiên cứu, đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng tham mưu, phục vụ giải quyết công việc của Văn phòng vẫn còn mặt hạn chế. Việc theo dõi tình hình triển khai các Nghị quyết HĐND tỉnh và kết quả giải quyết các kiến nghị sau giám sát của Thường trực HĐND tỉnh và các Ban HĐND tỉnh, các ý kiến kiến nghị của cử tri và ý kiến chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh chưa được thường xuyên. Chất lượng tham mưu một số báo cáo chưa cao, tiến độ một số công việc còn chậm.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên là do bộ máy của Văn phòng chưa ổn định, biên chế phụ thuộc biên chế chung của tỉnh, nhiều năm qua chưa được quan tâm thỏa đáng, số lượng biên chế tham mưu, giúp việc cho các lĩnh vực hoạt động còn thiếu; tuyển dụng gặp khó khăn do thiếu nguồn tuyển dụng, mặt khác do ít người có trình độ, có năng lực và kinh nghiệm công tác văn phòng xin đến công tác tại văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND do chưa có chính sách thu hút rõ ràng. Đội ngũ chuyên viên giúp việc còn trẻ về tuổi đời, thiếu về kinh nghiệm phục vụ hoạt động HĐND. Trách nhiệm phối hợp của các ngành chuyên môn ở địa phương đối với Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND chưa tích cực...

Trên cơ sở các kết quả đã đạt được, những hạn chế tồn tại qua thực tiễn như trên chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm nâng cao hơn nữa hiệu quả tham mưu, giúp việc và phục vụ của Văn phòng như sau:

Thứ nhất: Thường trực Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND cần thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao mọi mặt hoạt động của Văn phòng. Tạo điều kiện thuận lợi, điều kiện làm việc, động viên kịp thời bằng vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ công chức Văn phòng.

Thứ hai: Phải tăng cường củng cố bộ máy đảm bảo biên chế cho Văn phòng đủ sức làm tham mưu, giúp việc cho Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh. Cán bộ làm lãnh đạo Văn phòng phải là những người có đủ phẩm chất, nhân cách, bản lĩnh nghề nghiệp, tận tụy, chu đáo, bao quát được mọi công việc của Văn phòng. Đội ngũ cán bộ, công chức cần phải có trình độ chuyên môn đạt tiêu chuẩn, có tinh thần trách nhiệm, có năng lực phân tích, tổng hợp ở lĩnh vực được phân công nhằm đáp ứng nhiệm vụ được giao.

Xây dựng Quy chế, quy trình làm việc phối hợp trong Văn phòng một cách chặt chẽ, khoa học. Quy trình giải quyết công việc tổ chức một cách hợp lý, xác định trách nhiệm của từng cán bộ, công chức theo hướng chuyên môn hóa, phù hợp năng lực. Bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, chương trình công tác của cấp ủy, của HĐND tỉnh để chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu và tổ chức các hoạt động của Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan dân cử và đại biểu dân cử.

Thứ ba:  Có chính sách thu hút những cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm công tác từ các ngành chuyên môn về Văn phòng để nâng cao hiệu quả tham mưu, phục vụ cho Đoàn ĐBQH và HĐND. Quan tâm quy hoạch luân chuyển đào tạo nguồn cán bộ của Văn phòng.

Thứ tư: Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, kiến thức quản lý Nhà nước, lý luận chính trị cho công chức, viên chức. Tổ chức giao lưu, học tập trao đổi kinh nghiệm hoạt động Văn phòng với các địa phương khác. Bản thân mỗi cán bộ, công chức Văn phòng phải chủ động tự nghiên cứu, học tập trau dồi kiến thức, kỹ năng cho mình để nâng cao hiệu quả công tác. Mỗi cán bộ, công chức cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, nắm vững các quy định của Luật, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công việc để tham mưu đúng, có chất lượng. Thường xuyên tự rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, kỹ năng soạn thảo văn bản...

Thứ năm: Xây dựng cơ quan, các tổ chức đoàn thể quần chúng đoàn kết, vững mạnh tạo sự đồng thuận nhất trí cao trong nội bộ trên cơ sở thực hiện quy chế dân chủ quan tâm đời sống của cán bộ; quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ có trình độ chuyên môn sâu, có tư duy đổi mới và sáng tạo, đây là những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và xây dựng cơ quan Văn phòng ngày càng vững mạnh, góp phần từng bước đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND địa phương.

Một số kiến nghị, đề xuất:

  1.  Đề nghị UBTV Quốc hội tổ chức đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 545/2007/UBTVQH12 về việc thành lập Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương để thống nhất về mô hình tổ chức,bộ máy và cán bộ; cơ chế quản lý tài chính, tài sản, nguồn kinh phí phục vụ hoạt động HĐND và Đoàn ĐBQH; chế độ chi tiêu áp dụng đối với cán bộ, công chức Văn phòng.

2. Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Luật và các văn bản hướng dẫn xác định rõ ràng vị thế của Văn phòng và nghiên cứu bổ sung Nghị quyết số 545/2007/NQ-UBTVQH12 quy định thống nhất cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương. Hướng dẫn việc bố trí chuyên viên tham mưu giúp việc cho Thường trực HĐND, các Ban của HĐND cấp tỉnh nên bố trí theo hướng: 02 chuyên viên tham mưu, giúp việc cho Thường trực; 02 chuyên viên trở lên tham mưu, giúp việc cho mỗi Ban của HĐND. Có như vậy mới đảm bảo nâng cao chất lượng tham mưu, giúp việc bao quát toàn bộ các nội dung hoạt động của Thường trực HĐND và các Ban của HĐND.

Tin liên quan

Một số kinh nghiệm trong hoạt động tiếp xúc cử tri của Tổ đại biểu HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2021 ứng cử tại huyện Than Uyên(31/05/2021 8:43:43 CH)

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND và Đoàn ĐBQH tỉnh trong hoạt động giám sát(02/02/2021 9:55:19 CH)

Mối quan hệ giữa điều kiện, tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân và tính đại diện của Hội đồng nhân dân các cấp(09/09/2020 3:45:44 CH)

Kinh nghiệm xây dựng báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân(30/03/2020 2:47:54 CH)

Tiếp tục nâng cao chất lượng ban hành Nghị quyết chuyên đề của HĐND tỉnh Lai Châu(20/03/2020 2:27:49 CH)

Tin mới nhất

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận Tổ tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV(29/05/2023 9:18:09 SA)

Thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024(28/05/2023 4:28:21 CH)

Thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV(28/05/2023 4:17:52 CH)

Kế hoạch tổ chức kỳ họp thứ mười sáu HĐND tỉnh khoas XV, nhiệm kỳ 2021-2026(26/05/2023 3:52:31 CH)

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận tại tổ kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV(26/05/2023 9:54:35 SA)

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐBQH VÀ HĐND TỈNH LAI CHÂU
Chịu trách nhiệm chính:
Trụ sở:
Email:
Số điện thoại:
Ông Dương Quốc Hoàn- Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Lai Châu
Tầng 4,5 nhà B - khu Hành chính - Chính trị tỉnh
- Số điện thoại: 0213.3798.221
Số Fax:
0213.3798.228
ttdn.hdndtinh@laichau.gov.vn

Ghi rõ nguồn www.hdnd.laichau.gov.vn khi sử dụng thông tin trên website này