27173 lượt truy cập
Trang chủ Nghiên cứu - Trao đổi ĐBQH và HĐND Lai Châu

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ CỦA HĐND VÀ CÁC BAN HĐND TỈNH LAI CHÂU
(Ngày đăng :22/05/2019 3:58:26 CH)


Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh cùng với lãnh đạo huyện Nậm Nhùn kiểm tra khu đất dự kiến sẽ bố trí cho gia đình bà Lường Thị Tươi tại xã Mường Mô

Giám sát là một trong những quyền năng quan trọng của HĐND các cấp đã được hiến định trong Hiến pháp 2013 và qui định trong Luật giám sát Quốc hội và HĐND năm 2015. Đối với HĐND qui định về giám sát đã được luật hóa cụ thể trong toàn bộ chương 3 của Luật giám sát QH và HĐND, trên cơ sở pháp lí này HĐND các cấp tỉnh Lai Châu từ đầu nhiệm kì đã triển khai tương đối chất lượng và có kết quả công tác giám sát của HĐND.

Nội dung giám sát theo luật qui định cho HĐND, thường trực HĐND, các ban HĐND, tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND tương đối rộng bao gồm các hoạt động:

1. Xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và các báo cáo khác theo quy định tại Điều 59 của Luật Giám sát.

2. Xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 của Luật Giám sát.

3. Xem xét quyết định của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp.

4. Giám sát chuyên đề.

5. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu.

6. Tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND.

7. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

8. Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.

Như vậy có thể nói Luật giám sát Quốc hội và HĐND năm 2015 đã trao cho HĐND và các đại biểu quyền năng và sự hoạt động rộng khắp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đại diện cho Nhân dân giám sát các công việc của các cơ quan hành pháp, Tư pháp tại địa phương. HĐND tỉnh Lai Châu nhiệm kì 2016-2021, Thường trực HĐND và các ban HĐND đã tổ chức nhiều hoạt động giám sát các Nghị quyết như: Nghị quyết 32/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016 Nghị quyết thông qua Đề án phát triển hạ tầng thiết yếu các khu sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung giai đoạn 2016-2020; Số 33/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016, Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2017-2021; Nghị quyết số 51/2016/NQ-HĐND ngày 14/10/2016 của HĐND tỉnh về Phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh các xã biên giới giai đoạn 2016 – 2020, Nghị quyết Số 37/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016, Nghị quyết thông qua đề án nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở giai đoạn 2016-2020 và nhiều Nghị quyết khác.

Kết quả thu được sau giám sát là đã kiến nghị các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện, thành phố, các địa phương thực hiện nghiêm túc các qui định về chế độ chính sách trong Nghị quyết, chấn chỉnh các việc chưa làm được trong quá trình thực hiện Nghị quyết. Việc giám sát cũng nhận thấy rằng các Nghị quyết đã góp phần nâng cao đời sống Nhân dân các dân tộc trên địa bàn lai Châu, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững,. Đồng thời các đoàn giám sát cũng đã nghiên cứu đánh giá tác động từ các chính sách đã ban hành của Nghị quyết cho phù hợp với thực tiễn từng địa phương, đồng thời kiến nghị chỉnh sửa một số nội dung của Nghị quyết không còn phù hợp trong thời gian sớm nhất.

 Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh kiểm tra hồ sơ thi công tại gói thầu số 06 công trình thủy lợi Nậm Mở,
Khu TĐC Mường Kim - Tà Mung, huyện Than Uyên (tháng 05/2017)

Tuy nhiên một số cuộc giám sát vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục đó là:

+ Việc thực hiện qui trình kết luận, báo cáo sau giám sát đôi khi chưa kịp thời, còn để kéo dài thời gian sau khi kết thúc giám sát, dẫn đến việc kết luận và kiến nghị của đoàn giám sát có thời điểm xảy ra tranh luận giữa chủ thể giám sát và khách thể được giám sát (đối tượng giám sát có thể chưa tâm phục, khẩu phục).

+ Kiến nghị sau giám sát có lúc không thống nhất giữa số liệu của đoàn giám sát và số liệu theo báo cáo của các cơ quan, đơn vị.

+ Việc kiểm tra các kiến nghị sau giám sát còn chưa được thực hiện. Nên các cơ quan, đơn vị được giám sát đã thực hiện các kiến nghị của đoàn giám sát, hay chưa thực hiện đôi khi vẫn còn bỏ ngỏ.

Từ một số tồn tại trên một số giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả giám sát nên thực hiện là:

Một là: Kế hoạch giám sát, đề cương giám sát nên được gửi trước ít nhất 20 ngày tới các cơ quan đơn vị được giám sát, để việc thực hiện báo cáo cho đoàn giám sát có thời gian chuẩn bị được chu đáo và đầy đủ hơn.

Hai là: Khi thực hiện giám sát đoàn giám sát, nhất thiết phải có báo cáo của đơn vị được giám sát thì mới tiến hành giám sát, vì nếu chưa có báo cáo trước đoàn giám sát, các khách thể giám sát thường thực hiện không nghiêm túc các yêu cầu của đoàn. Đồng thời các thành viên đoàn giám sát sẽ rất khó khăn trong việc thu thập dữ liệu, thông tin để so sánh và tổng hợp việc thực hiện nội dung công việc của đơn vị bị giám sát và các yêu cầu đặt ra.

Ba là: Việc thực hiện kết luận giám sát luôn cần thực hiện đúng qui trình, qui định của Luật (đúng thời gian), kiến nghị sau giám sát rõ các nội dung công việc cần thực hiện tránh việc nể nang, né tránh các tồn tại của khách thể được giám sát.

Bốn là: Để việc giám sát có hiệu quả thì công tác nắm bắt tình hình kinh tế-xã hội của đại biểu HĐND và các ban HĐND trên địa bàn phải thường xuyên liên tục, do đó các ban HĐND có thể thường xuyên tổ chức các cuộc khảo sát để nắm bắt tình hình thực tế tại các địa phương, đơn vị.

Năm là: Công tác chỉ đạo việc tham mưu giúp việc cho các đoàn giám sát phải luôn thường xuyên, thông suốt và chất lượng./.

                                                                                                                                                    Đào Xuân Huyên

                                                                                                                                             Chánh Văn phòng HĐND tỉnh

Tin liên quan

Một số kinh nghiệm trong hoạt động tiếp xúc cử tri của Tổ đại biểu HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2021 ứng cử tại huyện Than Uyên(31/05/2021 8:43:43 CH)

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND và Đoàn ĐBQH tỉnh trong hoạt động giám sát(02/02/2021 9:55:19 CH)

Mối quan hệ giữa điều kiện, tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân và tính đại diện của Hội đồng nhân dân các cấp(09/09/2020 3:45:44 CH)

Kinh nghiệm xây dựng báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân(30/03/2020 2:47:54 CH)

Tiếp tục nâng cao chất lượng ban hành Nghị quyết chuyên đề của HĐND tỉnh Lai Châu(20/03/2020 2:27:49 CH)

Tin mới nhất

Thường trực HĐND tỉnh khảo sát tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm 2023 tại huyện Nậm Nhùn(31/05/2023 11:34:41 SA)

Đồng chí Chu Lê Chinh - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ mười sáu HĐND tỉnh tại huyện Nậm Nhùn(31/05/2023 11:30:22 SA)

Tiếp xúc cử tri tại huyện Nậm Nhùn(30/05/2023 8:32:35 SA)

Chi bộ Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tổ chức sinh hoạt chi bộ thường kỳ tháng 5 năm 2023(29/05/2023 6:12:20 CH)

Thảo luận về kết quả giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng (29/05/2023 5:40:23 CH)

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐBQH VÀ HĐND TỈNH LAI CHÂU
Chịu trách nhiệm chính:
Trụ sở:
Email:
Số điện thoại:
Ông Dương Quốc Hoàn- Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Lai Châu
Tầng 4,5 nhà B - khu Hành chính - Chính trị tỉnh
- Số điện thoại: 0213.3798.221
Số Fax:
0213.3798.228
ttdn.hdndtinh@laichau.gov.vn

Ghi rõ nguồn www.hdnd.laichau.gov.vn khi sử dụng thông tin trên website này