Kinh nghiệm xây dựng báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân
Giám sát là một trong hai chức năng chủ yếu của HĐND tỉnh là quyết định và giám sát đã được Luật quy định. Qua hoạt động giám sát, HĐND tỉnh có thể kiểm chứng tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của các nghị quyết đã được thông qua, kiểm tra việc thực hiện của các cơ quan chấp hành, kịp thời phát hiện những vướng mắc, khó khăn, những bất cập, hạn chế để kiến nghị, đề xuất các giải pháp sửa đổi, bổ sung chính sách hiện hành hoặc ban hành chính sách, chủ trương mới phù hợp với thực tiễn, góp phần đưa nghị quyết HĐND đi vào cuộc sống, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân. Để góp phần nâng cao chất lượng giám sát, trong phạm vi bài viết này, tác giả xin chia sẻ kinh nghiệm xây dựng dự thảo báo cáo kết quả giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND.
Theo quy định tại Nghị định số 48/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ , Văn phòng HĐND tỉnh có nhiệm vụ “Tham mưu, phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động giám sát; khảo sát, theo dõi, tổng hợp, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghị quyết về giám sát”. Để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, việc tham mưu, giúp việc và phục vụ cuộc giám sát là một trong những công việc hết sức quan trọng. Trong một cuộc giám sát, thông thường có 01 người làm thư ký, giúp việc cho đoàn giám sát, là người chắp bút để xây dựng dự thảo các văn bản như: Quyết định thành lập đoàn giám sát; kế hoạch, đề cương giám sát, ghi chép các nội dung khi đoàn tiến hành giám sát tại các đơn vị, địa phương; kết thúc cuộc giám sát, người giúp việc xây dựng dự thảo báo cáo kết quả giám sát. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Hội đồng nhân dân, Thường trực HĐND, các ban HĐND tỉnh đã tổ chức có hiệu quả 42 cuộc giám sát chuyên đề. Việc lựa chọn nội dung giám sát, xây dựng kế hoạch được tham mưu chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo đúng trọng tâm, trọng điểm như: Giám sát tình hình triển khai thực hiện Chương trình 135; về giám sát việc bảo đảm ổn định đời sống nhân dân vùng tái định cư các công trình thuỷ điện quốc gia trên địa bàn tỉnh; giám sát tình hình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp; việc thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới,... Qua giám sát đã kịp thời phát hiện những thiếu sót, bất cập, vướng mắc và đưa ra yêu cầu, kiến nghị phù hợp, được UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị tiếp thu, triển khai thực hiện. Để nâng cao chất lượng giám sát, vai trò của người tham mưu, giúp việc là rất quan trọng, sau đây là một số kinh nghiệm giúp cho chuyên viên làm tốt nhiệm vụ tham mưu, giúp việc đoàn giám sát: Đoàn Giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho người nghèo về nhà ở tại xã Mường Kim, huyện Than Uyên Thứ nhất, chuyên viên nghiên cứu các nội dung liên quan đến cuộc giám sát, không chỉ nghiên cứu báo cáo của đơn vị được giám sát mà cần nghiên cứu các văn bản có liên quan đến nội dung giám sát. Thứ hai, ghi chép đầy đủ các ý kiến của các thành viên đoàn giám sát và các đơn vị, cá nhân chịu sự giám sát, trong đó cần chú ý ghi khái quát đánh giá sơ bộ mà bản thân cảm nhận được quá trình giám sát hoặc qua các ý kiến phát biểu; đối với những kiến nghị, kiến nghị nào thuộc cấp tỉnh, cấp ngành ghi riêng hoặc đánh dấu cho dễ nhớ để khi xây dựng báo cáo không mất thời gian đọc lại hết toàn bộ cuốn ghi chép chuyến giám sát. Đặc biệt ghi chép đầy đủ ý kiến kết luận của đồng chí Trưởng đoàn giám sát tại từng đơn vị, địa phương được giám sát. Khi tiến hành giám sát, trường hợp chuyên viên phát hiện vấn đề cần giải trình, làm rõ hoặc cần hỏi thêm để thuận lợi khi xây dựng báo cáo kết quả giám sát thì trực tiếp tham gia ý kiến hoặc tham mưu cho Trưởng đoàn quan tâm và “xoáy” sâu hơn về vấn đề đó. Thứ ba, xây dựng báo cáo kết quả giám sát, thông thường báo cáo kết quả giám sát có 3 phần: Phần (1) đánh giá kết quả đạt được; (2) những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân; (3) đề xuất, kiến nghị. Xây dựng báo cáo không phải nêu lại, chép lại báo cáo của UBND hoặc của đơn vị được giám sát mà trên cơ sở báo cáo của đơn vị chịu sự giám sát và giám sát thực tế, đoàn giám sát đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, yếu kém; xác định được nguyên nhân; có minh chứng bằng số liệu, địa chỉ cụ thể cho những nhận định, đánh giá. Từ đó đê đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém nêu trên. Thứ tư, dự thảo báo cáo kết quả giám sát sau khi hoàn thành phải được thành viên đoàn giám sát cho ý kiến trước khi họp kết luận giám sát. Việc lấy ý kiến của thành viên đoàn giám thì xin ý kiến tham gia trực tiếp vào dự thảo. Sau khi các thành viên tham gia, chuyên viên tổng hợp và báo cáo trưởng đoàn giám sát. Thứ năm, tổ chức phiên họp kết luận giám sát, chủ yếu đại biểu tham dự là thành viên đoàn giám sát và thủ trưởng, các phòng ban chuyên môn của cơ quan chịu dự giám sát; trong quá trình thảo luận, tham gia ý kiến vào dự thảo báo cáo kết quả giám sát, nếu có nội dung giải trình chưa rõ hoặc không thỏa đáng thì chuyên viên tham mưu cho Trưởng đoàn – chủ trì phiên họp điều hành làm rõ hoặc bác bỏ ý kiến và giữ nguyên quan điểm của đoàn giám sát. Việc lắng nghe, ghi chép tại cuộc họp này là rất quan trọng để hoàn thiện báo cáo gửi các cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định. Với những kinh nghiệm trên, tin rằng sẽ góp phần nâng cao chất lượng xây dựng báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân./. Dương Ngọc Tin liên quan Nâng cao ý thức, trách nhiệm thực hiện văn hóa trong đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Lai Châu(27/06/2023 2:18:37 CH) Một số kinh nghiệm trong hoạt động tiếp xúc cử tri của Tổ đại biểu HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2021 ứng cử tại huyện Than Uyên(31/05/2021 8:43:43 CH) Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND và Đoàn ĐBQH tỉnh trong hoạt động giám sát(02/02/2021 9:55:19 CH) Mối quan hệ giữa điều kiện, tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân và tính đại diện của Hội đồng nhân dân các cấp(09/09/2020 3:45:44 CH) Kinh nghiệm xây dựng báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân(30/03/2020 2:47:54 CH) Tin mới nhất ĐOÀN ĐBQH TỈNH KHẢO SÁT LÀM VIỆC VỚI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỚC KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XV(25/09/2023 8:48:27 SA) Giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí nâng cấp, sửa chữa tài sản công là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Nậm Nhùn, giai đoạn 2020-2022(22/09/2023 10:24:06 SA) Hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt các quy định, chỉ thị, kết luận của Trung ương và các văn bản của Tỉnh ủy(21/09/2023 3:13:22 CH) Kế hoạch tổ chức kỳ họp thứ 18 (chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XV(19/09/2023 8:46:19 SA) Thông báo Lịch Tiếp công dân tháng 9 năm 2023(19/09/2023 8:41:31 SA) |
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐBQH VÀ HĐND TỈNH LAI CHÂU |
|
Chịu trách nhiệm chính: Trụ sở: Email: Số điện thoại: |
Ông Dương Quốc Hoàn- Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Lai Châu Tầng 4,5 nhà B - khu Hành chính - Chính trị tỉnh - Số điện thoại: 0213.3798.221 Số Fax: 0213.3798.228 ttdn.hdndtinh@laichau.gov.vn Ghi rõ nguồn www.hdnd.laichau.gov.vn khi sử dụng thông tin trên website này |