Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát, thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh Lai Châu
Giám sát là một trong các chức năng quan trọng của HĐND, là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, nhằm mục đích bảo đảm cho pháp luật của nhà nước, nghị quyết của HĐND được thực hiện đúng đắn, thống nhất và hiệu quả; giám sát nhằm phát hiện những sai phạm, hạn chế, thiếu sót, qua đó có biện pháp xử lý, chấn chỉnh, khắc phục kịp thời.
Trong những năm qua, hoạt động giám sát được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, sau mỗi cuộc giám sát, Đoàn giám sát có báo cáo kết quả giám sát, đồng thời tổng hợp kiến nghị gửi đến Đoàn ĐBQH tỉnh, UBND tỉnh và các cơ quan liên quan đến nội dung giám sát. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các Ban HĐND tỉnh đã tổ chức hoàn thành 24 cuộc giám sát chuyên đề tại các cơ quan của tỉnh và các huyện, thành phố (bình quân mỗi năm các Ban HĐND tỉnh tổ chức được 08 cuộc giám sát chuyên đề), kịp thời tổng hợp các kiến nghị gửi các đơn vị được giám sát và các cơ quan có liên quan xem xét, giải quyết. Về hoạt động thẩm tra cũng được các Ban HĐND tỉnh quan tâm, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND tỉnh đã tổ chức 09 kỳ họp, tại các kỳ họp theo sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh đã tiến hành thẩm tra và ban hành trên 120 báo cáo thẩm tra. Công tác thẩm tra được thực hiện nghiêm túc, đúng trình tự nên hoạt động thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh ngày càng nề nếp, hiệu quả, chất lượng, tính phản biện trong thẩm tra ngày càng được nâng cao, về cơ bản báo cáo thẩm tra của các Ban được đa số Đại biểu tán thành, được UBND tỉnh, cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý đầy đủ, góp phần nâng cao chất lượng kỳ họp và các quyết nghị được thông qua tại kỳ họp. Từ thực tế hoạt động giám sát, công tác thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh và nhằm phát huy kết quả đã đạt được, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát, thẩm tra, trong phạm vi bài biết, tác giả xin trao đổi về một số kinh nghiệm và giải pháp mà các Ban HĐND tỉnh đã thực hiện hiệu quả: Đối với hoạt động thẩm tra: Thứ nhất: Căn cứ Nghị quyết về chương trình ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh, các Ban cần lựa chọn các nội dung liên quan lĩnh vực phụ trách tiến hành khảo sát, giám sát, chủ động làm việc với các ngành, các đơn vị có liên quan, tổ chức tiếp xúc cử tri theo chuyên đề để thu thập thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác thẩm tra. Thứ hai: Các Ban phối hợp từ đầu với cơ quan soạn thảo trong quá trình chuẩn bị đề án, dự thảo nghị quyết, cùng thảo luận để thống nhất quan điểm, những vấn đề cụ thể, xử lý chặt chẽ những vấn đề kỹ thuật, bố cục văn bản, nâng cao chất lượng văn bản. Muốn vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân tỉnh phân công soạn thảo tạo điều kiện để các Ban tham gia ý kiến ngay từ quá trình chuẩn bị. Thứ ba: Sau khi có văn bản phân công thẩm tra của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban xây dựng kế hoạch thẩm tra. Các Ban tập hợp các căn cứ pháp lý và các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết gửi đến các thành viên Ban trước để xem xét, nghiên cứu. Phân công cụ thể các thành viên Ban nghiên cứu sâu từng nội dung; đồng thời tranh thủ ý kiến của Thường trực HĐND tỉnh, ý kiến các chuyên gia trước khi tiến hành thẩm tra. Thứ tư: Mở rộng thành phần họp thẩm tra, trong đó có sự tham gia của Thường trực HĐND, các ban HĐND tỉnh, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định, cơ quan, tổ chức hữu quan, … để bàn bạc, thảo luận thống nhất những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết. Cần có sự tham khảo ý kiến tư vấn từ các chuyên gia. Thứ năm: Xây dựng Báo cáo thẩm tra cần làm rõ căn cứ pháp lý, đánh giá sự phù hợp nội dung của dự thảo Nghị quyết với đường lối, chủ trương của Đảng và điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống văn bản pháp luật, dự báo tính khả thi của nghị quyết. Nội dung nào không đồng ý hoặc đề nghị bổ sung thì nêu lý lẽ cụ thể; đồng thời, nêu rõ những vấn đề lớn, còn ý kiến khác nhau và đề xuất phương án xử lý trình HĐND xem xét, quyết định. Thứ sáu: Để nâng cao chất lượng thẩm tra, cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao kỹ năng thẩm tra, cập nhật kịp thời kiến thức pháp luật cho thành viên của Ban. Các thành viên của Ban phải tự nghiên cứu, nắm vững chủ trương, nghị quyết của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là những văn bản mới ban hành liên quan đến lĩnh vực; các nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh uỷ; nghị quyết của HĐND tỉnh để vận dụng linh hoạt vào quá trình thực hiện nhiệm vụ. Phát huy vai trò, trách nhiệm của thành viên Ban, cần dành thời gian nghiên cứu trong quá trình thẩm tra báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết. Đối với những thành viên Ban công tác trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, cần phát huy hiểu biết, tri thức, kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực công tác để tham gia sâu, tránh tình trạng nể nang, né tránh. Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri tại huyện Phong Thổ năm 2018 Về hoạt động giám sát: Thứ nhất: Hàng năm, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, các ban HĐND cần chủ động nghiên cứu, tham mưu Thường trực HĐND trình HĐND xem xét, phê duyệt và ban hành nghị quyết về chương trình, kế hoạch giám sát của HĐND. Nội dung giám sát cần đảm bảo tính thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế địa phương, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề bức xúc, những ý kiến, kiến nghị của cử tri, tránh sự chồng chéo, trùng lặp. Đây là khâu quan trọng của quy trình giám sát, trong đó việc chọn nội dung, chuyên đề giám sát hết sức quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả giám sát của các Ban HĐND. Thứ hai: Nâng cao năng lực giám sát của các Ban HĐND tỉnh. Căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định, các Ban HĐND phải chủ động, sáng tạo và trách nhiệm trong hoạt động giám sát; phát huy trách nhiệm của thành viên Ban trong hoạt động giám sát (nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tế, đóng góp ý kiến), từng bước nâng cao bản lĩnh tỏ rõ quan điểm ủng hộ cái đúng - phản đối cái sai, xứng đáng với niềm tin của cử tri. Thứ ba: Đổi mới hình thức, phương thức giám sát đảm bảo thực chất, hiệu quả hướng đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Giám sát phải đảm bảo tính sẵn sàng hợp tác giữa cơ quan dân cử với cơ quan, đơn vị thực thi pháp luật, cần phối hợp để nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động của chính quyền. Do đó, phải đổi mới theo hướng thực chất và hiệu quả: Từ việc xem xét báo cáo của các cơ quan, đơn vị đến tổ chức Đoàn giám sát, khảo sát gọn, chất lượng, tránh cồng kềnh, rườm rà, gây khó khăn cho đơn vị; đổi mới việc xây dựng chương trình, kế hoạch, thời gian, các điều kiện khác phục vụ hoạt động giám sát cho linh hoạt, hiệu quả. Có cơ chế mời các nhà chuyên môn am hiểu sâu, rộng lĩnh vực giám sát tham gia cùng các Đoàn giám sát của các Ban HĐND tỉnh để nâng cao chất lượng phát hiện các vấn đề trong giám sát. Thứ tư: Tăng cường giữ mối liên hệ, phối hợp chặt chẽ giữa các Ban HĐND với Thường trực HĐND, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Thanh tra tỉnh, các cơ quan, đơn vị và các đoàn thể trong hoạt động giám sát, tạo điều kiện cho các thành viên Ban HĐND tỉnh trao đổi về kiến thức pháp luật, về tình hình chấp hành pháp luật nói chung cũng như trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động giám sát, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của các Ban HĐND. Thứ năm: Tổ chức kiểm tra, đôn đốc khắc phục sau giám sát đang là khâu yếu cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung vào luật giám sát. Theo đó, cần có chế tài quy định hình thức xử lý nếu chủ thể bị giám sát cố tình chây ì kéo dài gây bức xúc trong Nhân dân, thiệt hại tài sản của Nhà nước và của dân thì phải được xử lý thỏa đáng (hoặc đưa những nội dung đó ra chất vấn tại kỳ họp để tăng cường giám sát của các Ban HĐND tại kỳ họp). Thứ sáu: Nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy giúp việc cho các Ban HĐND tỉnh. Đảm bảo đồng bộ các điều kiện phục vụ hoạt động giám sát; có cơ chế chia sẻ, cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin liên quan đến nội dung, vấn đề, đối tượng giám sát. Bộ máy tham mưu, giúp việc của các Ban HĐND các cấp cần được kiện toàn theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả; phân công, phân nhiệm cụ thể, có sự liên thông, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, bảo đảm không chồng chéo; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động tham mưu, phục vụ. Bố trí hợp lý các điều kiện vật chất cần thiết phục vụ cho hoạt động giám sát. Thực hiện tốt các giải pháp trên, tin rằng hoạt động giám sát, thẩm tra của các Ban HĐND sẽ đảm bảo hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND tỉnh khoá XIV, nhiệm kỳ 2016 – 2020./. Các Ban HĐND tỉnh Tin liên quan Một số kinh nghiệm trong hoạt động tiếp xúc cử tri của Tổ đại biểu HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2021 ứng cử tại huyện Than Uyên(31/05/2021 8:43:43 CH) Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND và Đoàn ĐBQH tỉnh trong hoạt động giám sát(02/02/2021 9:55:19 CH) Mối quan hệ giữa điều kiện, tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân và tính đại diện của Hội đồng nhân dân các cấp(09/09/2020 3:45:44 CH) Kinh nghiệm xây dựng báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân(30/03/2020 2:47:54 CH) Tiếp tục nâng cao chất lượng ban hành Nghị quyết chuyên đề của HĐND tỉnh Lai Châu(20/03/2020 2:27:49 CH) Tin mới nhất Thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024(28/05/2023 4:28:21 CH) Thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV(28/05/2023 4:17:52 CH) Kế hoạch tổ chức kỳ họp thứ mười sáu HĐND tỉnh khoas XV, nhiệm kỳ 2021-2026(26/05/2023 3:52:31 CH) Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận tại tổ kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV(26/05/2023 9:54:35 SA) Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận tại hội trường kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV(25/05/2023 8:31:24 SA) |
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐBQH VÀ HĐND TỈNH LAI CHÂU |
|
Chịu trách nhiệm chính: Trụ sở: Email: Số điện thoại: |
Ông Dương Quốc Hoàn- Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Lai Châu Tầng 4,5 nhà B - khu Hành chính - Chính trị tỉnh - Số điện thoại: 0213.3798.221 Số Fax: 0213.3798.228 ttdn.hdndtinh@laichau.gov.vn Ghi rõ nguồn www.hdnd.laichau.gov.vn khi sử dụng thông tin trên website này |