Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND và Đoàn ĐBQH tỉnh trong hoạt động giám sát Giám sát là một trong hai chức năng cơ bản của cơ quan dân cử, là cơ sở bảo đảm cho cơ quan dân cử thực hiện tốt chức năng quyết định. Trong nhiệm kỳ qua, thực hiện Quy chế phối hợp, hoạt động giám sát của cơ quan dân cử tỉnh Lai Châu đã có nhiều đổi mới, chất lượng và hiệu quả ngày càng được nâng cao.
Công tác tuyên truyền vận động, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân được quan tâm, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, các ý kiến, kiến nghị của cử tri được tổng hợp, xem xét, giải quyết theo quy định; công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được triển khai thực hiện hiệu quả; hoạt động giám sát, khảo sát được tăng cường có sự tham gia tích cực của các bên theo quy chế. Trong hoạt động giám sát, căn cứ chương trình giám sát của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh xây dựng chương trình giám sát, khảo sát hằng năm, nội dung giám sát tập trung về việc thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai, trồng rừng, quy hoạch mạng lưới trường lớp học, bán đấu giá tài sản; đào tạo nghề, giải quyết việc làm,...Trước khi ban hành kế hoạch giám sát, Đoàn ĐBQH tỉnh đều thống nhất về nội dung, thời gian giám sát, khảo sát, do đó tránh được trùng lắp với nội dung, chương trình giám sát, khảo sát của Thường trực HĐND tỉnh. Thường trực HĐND tỉnh tích cực tham gia thành viên đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh, đã tham gia 06 cuộc giám sát, khảo sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; về đào tạo nghề, giải quyết việc làm giai đoạn 2016 - 2019; công tác quản lý, sử dụng đất đai từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018; khảo sát tình hình nợ đọng thuế trên địa bàn tỉnh năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020, việc thực hiện những giải pháp chống thất thu và nợ đọng thuế,...Đóng góp ý kiến khi giám sát tại cơ sở và làm việc với các đơn vị chịu sự giám sát. Sau các cuộc giám sát, khảo sát, các báo cáo kết quả giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh được gửi đến Thường trực HĐND tỉnh và ngược lại, Thường trực HĐND tỉnh gửi đến Đoàn ĐBQH tỉnh để các bên nắm được thông tin, làm cơ sở cho các hoạt động tiếp theo. Sau giám sát, khảo sát, những kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của các Bộ, ngành Trung ương, Thường trực HĐND tỉnh đều tổng hợp gửi đến ĐBQH tỉnh để tổng hợp gửi đến Quốc hội, ngược lại, những kiến nghị thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh chuyển đến Thường trực HĐND tỉnh xem xét, giải quyết. Có thể khẳng định, việc ban hành quy chế phối hợp công tác giữa các cơ quan Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND, UBND, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh là đúng đắn, nhờ phối hợp tốt trong các hoạt động, trong đó có hoạt động giám sát nên quá trình giám sát đã thảo luận, bàn bạc kỹ các vấn đề được giám sát, phân tích chỉ rõ những hạn chế, bất cập của từng lĩnh vực, xác định nguyên nhân và đề xuất nhiều giải pháp phù hợp, khả thi; kế hoạch giám sát, khảo sát được xây dựng khoa học, không trùng lắp về nội dung, thời gian, địa điểm, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan chịu sự giám sát, khảo sát; quy trình, các bước thực hiện giám sát, khảo sát được chuẩn bị kỹ lưỡng, nhất là đối với những chuyên đề giám sát có nhiều nội dung phức tạp, phạm vi giám sát rộng. Các kiến nghị sau giám sát, khảo sát đảm bảo cụ thể, rõ ràng, giúp các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát khắc phục tồn tại, hạn chế trong quá trình thực thi pháp luật tại địa phương. Ngoài phối hợp tốt hoạt động giám sát, khảo sát, Thường trực HĐND tỉnh đã đóng góp ý kiến tham gia vào 41 dự án luật do Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức, các ý kiến tham gia đều đảm bảo chất lượng, được Đoàn ĐBQH tỉnh tổng hợp báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện quy chế có lúc chưa đồng bộ; trao đổi thông tin giữa các cơ quan có lúc chưa thường xuyên, kịp thời; một số nội dung trong Quy chế chưa được phối hợp thực hiện hoặc có phối hợp thực hiện nhưng chưa đạt hiệu quả cao; công tác phối hợp, tham mưu của các Văn phòng để lãnh đạo Thường trực HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh thực hiện các hoạt động trong quy chế phối hợp có lúc chưa thường xuyên, chặt chẽ. Để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, tác giả bài viết xin trao đổi một số vấn đề sau: Thứ nhất, ban hành quy chế phối hợp là cần thiết và phải được thực hiện ngay từ đầu nhiệm kỳ, xác định rõ trách nhiệm riêng, trách nhiệm phối hợp của từng cơ quan trong thực hiện quy chế và các điều kiện bảo đảm việc thực hiện quy chế. Thứ hai, trong quá trình thực hiện phối hợp thường xuyên trao đổi thông tin, định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá việc thực hiện quy chế; việc tổ chức sơ kết nên thực hiện bằng hình thức tổ chức hội nghị để bàn bạc, thảo luận kỹ về những vấn đề còn bất cập, những hạn chế cần rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Quy chế để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Ba là, khi xây dựng chương trình giám sát hằng năm, nên lấy ý kiến tham gia của các bên, tránh tránh trùng lắp, chồng chéo về nội dung, đối tượng và thời gian giám sát. Thứ tư, đối với kết luận giám sát, các bên cần tăng cường đeo bám, đôn đốc việc giải quyết, tổ chức tái giám sát khi cần thiết. Để thực hiện tốt vấn đề trên, trong nhiệm kỳ tới, khi 02 Văn phòng (Văn phòng HĐND tỉnh và Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh) sáp nhập thành 01 Văn phòng sẽ thuận lợi hơn trong việc theo dõi, đôn đốc kết luận giám sát, trên cơ sở theo dõi việc giải quyết, Văn phòng chủ động tham mưu cho Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức tái giám sát. Thứ năm, trong công tác phối hợp của các cơ quan cần gắn liền với việc hoàn thiện nâng cao chất lượng hiệu quả, tinh gọn bộ máy, cải cách hành chính và hiệu lực hiệu quả, nhất là các bên nắm chắc hơn tình hình phát triển kinh tế-xã hội, đời sống của Nhân dân, từ đó tiến hành giám sát, khảo sát, đề xuất giải pháp tháo gỡ, khắc phục khó khăn, hạn chế ngay từ cơ sở./. TH Tin liên quan Một số kinh nghiệm trong hoạt động tiếp xúc cử tri của Tổ đại biểu HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2021 ứng cử tại huyện Than Uyên(31/05/2021 8:43:43 CH) Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND và Đoàn ĐBQH tỉnh trong hoạt động giám sát(02/02/2021 9:55:19 CH) Mối quan hệ giữa điều kiện, tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân và tính đại diện của Hội đồng nhân dân các cấp(09/09/2020 3:45:44 CH) Kinh nghiệm xây dựng báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân(30/03/2020 2:47:54 CH) Tiếp tục nâng cao chất lượng ban hành Nghị quyết chuyên đề của HĐND tỉnh Lai Châu(20/03/2020 2:27:49 CH) Tin mới nhất Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ mười sáu HĐND tỉnh khóa XV tại các xã Bản Lang, Mường So huyện Phong Thổ(08/06/2023 10:13:21 SA) Thảo luận Tổ về các Dự án Luật tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV(07/06/2023 8:15:10 SA) Hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ mười sáu HĐND tỉnh khóa XV tại huyện xã Tả Lèng, huyện Tam Đường (06/06/2023 11:24:32 SA) Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm việc với Tổng công ty Điện lực Miền Bắc(06/06/2023 11:39:20 SA) Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Ta Gia, huyện Than Uyên(04/06/2023 3:56:12 CH) |
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐBQH VÀ HĐND TỈNH LAI CHÂU |
|
Chịu trách nhiệm chính: Trụ sở: Email: Số điện thoại: |
Ông Dương Quốc Hoàn- Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Lai Châu Tầng 4,5 nhà B - khu Hành chính - Chính trị tỉnh - Số điện thoại: 0213.3798.221 Số Fax: 0213.3798.228 ttdn.hdndtinh@laichau.gov.vn Ghi rõ nguồn www.hdnd.laichau.gov.vn khi sử dụng thông tin trên website này |