ƯU TIÊN ĐIỀU TIẾT KẾT DƯ QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ CHO CÁC TỈNH MIỀN NUI, VÙNG SÂU, VÙNG XA, VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỂ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG, TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội Pờ Hồng Vân trong phiên thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sáng ngày 21/5.
Đại biểu Pờ Hồng Vân phát biểu tại Hội trường
Tuy nhiên, quy định về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế tại Điều 21 dự thảo Luật chưa phù hợp. Hiện nay, ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, do giao thông đi lại khó khăn, có xã, bản cách xa trung tâm huyện tới 100km, chi phí vận chuyển bệnh nhân từ bản, xã lên huyện có thể lên tới 1-2 triệu đồng tiền xăng xe, chưa kể đến các khoản chi phí khác; đa số người bệnh là người nghèo - đối tượng mà Nhà nước đang phải hỗ trợ cả chi phí đóng BHYT, hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ gạo cứu đói giáp hạt... Thực tế, khi có người bệnh thuộc các đối tượng trên cấp cứu, vì tính mạng của người bệnh, bệnh viện tuyến huyện đã bố trí phương tiện đến đón nhưng người bệnh không có khả năng chi trả, trong khi kinh phí hoạt động được cấp rất hạn chế. Đại biểu đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 21 theo hướng hỗ trợ vận chuyển bệnh nhân từ xã lên huyện và từ huyện lên tuyến trên đối với người tham gia BHYT thuộc các đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số sống tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Về quản lý và sử dụng nguồn kinh phí kết dư quỹ BHYT, đại biểu cho rằng, Luật BHYT đã có quy định rất rõ nhưng thực tế việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí kết dư không được thực hiện. Nếu quy định chung chung như dự thảo Luật lần này sẽ khó khả thi, những tồn tại, bất cập trong việc quản ly, sử dụng quỹ vẫn không giải quyết được. Vì vậy, đề nghị sửa Luật theo hướng tập trung kết dư quỹ bảo hiểm y tế về Trung ương để điều tiết chung trên phạm vi cả nước sẽ góp phần tăng cường hiệu quả nâng cao chất lượng công tác KCB BHYT. Đồng thời quy định cụ thể các trường hợp sẽ được điều tiết từ nguồn này, nêu rõ thứ tự ưu tiên, trong đó, đặc biệt ưu tiên điều tiết cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khám chữa bệnh, từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các vùng này, vừa giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. Buổi chiều, Quốc hội thảo luận tổ về dự án Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi). Việc xây dựng hai dự án Luật trên nhằm cụ thể hóa các quy định liên quan đến Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp năm 2013; tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan này theo yêu cầu cải cách tư pháp; nâng cao hiệu quả đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật trong tình hình mới. Tham gia ý kiến vào các dự thảo Luật, đại biểu Chu Lê Chinh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XIII tỉnh Lai Châu cho rằng, hồ sơ dự án Luật đã được chuẩn bị đầy đủ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, một số nội dung, điều khoản cụ thể cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện như: căn cứ ban hành Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân nên quy định ngắn gọn là “căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; bổ sung quy định giải thích các thuật ngữ trong hai dự thảo luật về án lệ, địa hạt tư pháp, tòa giản lược…; việc thành lập tòa án sơ thẩm khu vực, Viện kiểm sát nhân dân khu vực là cần thiết nhưng cần quy định rõ vấn đề quản lý, sự lãnh đạo của cấp ủy đối với các cơ quan nay; quy định cụ thể thời hạn bổ nhiệm đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân, kiểm sát viên làm cơ sở cho việc đánh giá cán bộ, khuyến khích người được bổ nhiệm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ; không quy định độ tuổi nghỉ hưu riêng đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao mà thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động… Theo chương trình, ngày 23/5 Quốc hội sẽ thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 3013; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2012; thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam./. Tin liên quan CẦN CÓ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÂN DÂN GÓP ĐẤT TRỒNG CAO SU GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO TÁI ĐỊNH CƯ CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SƠN LA, LAI CHÂU, HUÔI QUẢN, BẢN CHÁT(22/06/2015 4:42:45 CH) QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ DỰ THẢO LUẬT KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC (SỬA ĐỔI), DỰ ÁN BỘ LUẬT HÌNH SỰ (SỬA ĐỔI)(22/06/2015 4:50:48 CH) QUỐC HỘI THẢO LUẬN TẠI TỔ VỀ BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ (SỬA ĐỔI)(22/06/2015 4:39:45 CH) QUỐC HỘI THẢO LUẬN TẠI TỔ VỀ DỰ ÁN LUẬT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VÀ HĐND; ĐIỀU 60 LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI NĂM 2014 VÀ CÁC NỘI DUNG QUAN TRỌNG KHÁC.(22/06/2015 4:36:13 CH) ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH LAI CHÂU DỰ KỲ HỌP THỨ CHÍN, QUỐC HỘI KHÓA XIII(22/06/2015 4:23:26 CH) Tin mới nhất HĐND tỉnh giám sát thực hiện chính sách pháp luật về tổ chức triển khai thực hiện các công trình, dự án đầu tư công sử dụng nguồn cân đối ngân sách địa phương tại huyện Tam Đường(29/03/2023 2:14:12 CH) Công văn của Công đoàn cơ sở Văn phòng lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Báo cáo trình Đại hội Công đoàn cơ sở(28/03/2023 3:09:30 CH) Bộ tài liệu tham khảo về đại hội công đoàn 2023-2028(28/03/2023 2:28:32 CH) Kế hoạch tổ chức Đại hội Công đoàn cơ sở Văn phòng Đoàn ĐBQH-HĐND tỉnh lần thứ VI nhiệm kỳ 2023-2028(28/03/2023 11:10:05 SA) Ban Pháp chế HĐND tỉnh khảo sát tại hai xã Hồ Thầu, Tà Lèng, huyện Tam Đường(28/03/2023 9:04:29 SA) |
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐBQH VÀ HĐND TỈNH LAI CHÂU |
|
Chịu trách nhiệm chính: Trụ sở: Email: Số điện thoại: |
Ông Dương Quốc Hoàn- Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Lai Châu Tầng 4,5 nhà B - khu Hành chính - Chính trị tỉnh - Số điện thoại: 0213.3798.221 Số Fax: 0213.3798.228 ttdn.hdndtinh@laichau.gov.vn Ghi rõ nguồn www.hdnd.laichau.gov.vn khi sử dụng thông tin trên website này |