NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
Kế thừa và phát huy những thành tựu và kết quả đã đạt được của Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa trước, trong nhiệm kỳ khóa XIII hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của Quốc hội, của đất nước và của địa phương.
Trong nhiệm kỳ khoá XIII, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tổ chức 32 hội nghị, hội thảo lấy ý kiến tham gia vào 35 dự án luật, bộ luật; tổng hợp ý kiến tham gia vào 68 dự án luật, bộ luật, phối hợp với thường trực HĐND, UBND tỉnh tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong Nhân dân vào dự thảo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), dự thảo Bộ Luật Hình sự, Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Phương thức, cách thức tổ chức lấy ý kiến luật luôn được cải tiến, đổi mới, đem lại hiệu quả thiết thực, đối tượng lấy ý kiến được mở rộng phù hợp với đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật. Việc mở rộng đối tượng tham gia ý kiến vào dự án Luật thể hiện tính dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể của các tầng lớp Nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật trong Nhân dân, đồng thời, thu nhận được nhiều ý kiến có chất lượng, phù hợp với thực tiễn. Nhiều ý kiến tham gia do Đoàn tổng hợp được tiếp thu và giải trình thỏa đáng khi chỉnh lý hoàn thiện dự án luật, góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng luật của Quốc hội, hạn chế được tình trạng luật khung, luật ống, đảm bảo luật khả thi khi có hiệu lực thi hành. Hoạt động giám sát, khảo sát được tăng cường, đổi mới, tập trung vào những vấn đề bức xúc và cấp thiết của cuộc sống như việc thực hiện chính sách pháp luật đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn; việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế; chính sách pháp luật về giảm nghèo; thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản; thực hiện tái cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng; tình hình oan sai trong việc áp dụng luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự. Đã thực hiện 24 cuộc giám sát chuyên đề, trong đó 09 cuộc giám sát đoàn giám sát thực tế, ban hành 24 báo cáo kết quả giám sát, còn lại giám sát thông qua báo cáo. Ngoài ra Đoàn ĐBQH tỉnh đã tích cực phối hợp với các Đoàn giám sát của các cơ quan của Quốc hội thực hiện 18 cuộc giám sát, khảo sát tại địa phương và phối hợp với HĐND tỉnh giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương. Qua giám sát, khảo sát đã kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế, những khó khăn, vướng mắc ở địa phương, đồng thời chỉ rõ nguyên nhân, trách nhiệm và đưa ra những giải pháp kiến nghị xác đáng; kiến nghị với Trung ương và các cơ quan chức năng ở địa phương để có giải pháp khắc phục những bất cập, vướng mắc trong việc ban hành và tổ chức thực hiện văn bản chính sách, pháp luật ở địa phương. Các kiến nghị sau giám sát bảo đảm trọng tâm, cụ thể, rõ ràng, nhiều kiến nghị sau giám sát được các cơ quan trung ương tiếp thu trong quá trình ban hành chính sách và các văn bản pháp luật; các cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát đã nghiêm túc triển khai các kết luận giám sát của Đoàn. Về hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn: các đại biểu dành thời gian nghiên cứu, nắm bắt thông tin, thảo luận, đánh giá một cách thận trọng, khách quan, công tâm về mức độ tín nhiệm của đối với các vị đại biểu được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm. Tăng cường tổ chức các cuộc tiếp xúc tại cơ sở, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, nhất là vùng tái định cư các dự án nhà máy thủy điện; tổ chức tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu quan tâm, trong hội nghị đại biểu Quốc hội luôn chủ động gợi mở những vấn đề cử tri quan tâm, đồng thời trực tiếp đối thoại, giải đáp hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải đáp những vướng mắc liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành tại địa phương. Thường xuyên quan tâm theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị cử tri của các cơ quan có thẩm quyền.
Ảnh: Sùng Mai Mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với cử tri được tăng cường, Đoàn Đại biểu Quốc hội đã tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 25 cuộc tại 196 điểm để đại biểu Quốc hội trực tiếp gặp gỡ, tiếp thu, ghi nhận ý kiến, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của cử tri, tổng hợp trên 635 kiến nghị của cử tri, trong đó 150 kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của Trung ương và 485 kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương. Một trong những hoạt động nổi bật của Đoàn đó là hoạt động tại kỳ họp Quốc hội có 47 lượt đại biểu phát biểu tại hội trường và trên 130 lượt phát biểu trong các phiên thảo luận tại tổ, tại Đoàn tham gia góp ý vào công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nghị quyết về các công trình trọng điểm quốc gia, về công tác nhân sự của Quốc hội... Những ý kiến tham gia phát biểu được đại biểu nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng, thận trọng, vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn. Ngoài ra, trước khi tham dự các kỳ họp Quốc hội, Đoàn chủ động làm việc với UBND tỉnh, một số sở, ban, ngành đơn vị nghe báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật trong một số lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm xã hội, nông nghiệp và phát triển nông thôn… để có nhiều thông tin tham gia phát biểu thảo luận tại nghị trường Quốc hội, nhiều ý kiến tham gia có chất lượng phản ánh đúng thực trạng, bản chất của vấn đề thuộc các lĩnh vực khác nhau của đất nước, địa phương. Công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân được thường xuyên quan tâm, Đoàn đã tiếp 05 lượt công dân đến phản án, kiến nghị, tiếp nhận, xử lý 139 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. Chuyển 15 đơn đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết, xếp lưu, theo dõi 124 đơn theo quy định. Công tác tiếp nhận, xử lý đơn, thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có nhiều chuyển biến tích cực; bảo đảm đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; 15 đơn, thư Đoàn ĐBQH chuyển đều được cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết và trả lời nghiêm túc, đúng pháp luật. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh vẫn còn một số vấn đề cần nghiên cứu để tiếp tục cải tiến, đổi mới đó là: Một số mặt công tác chưa đạt kết quả như mong muốn, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đời sống xã hội và sự mong đợi của cử tri, công tác xây dựng luật còn thiếu sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia; hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát tuy đã được nâng lên nhưng chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân. Một số kiến nghị sau giám sát chưa phản ánh đầy đủ những vướng mắc trong thực hiện chính sách, pháp luật tại cơ sở; số lượng câu hỏi chất vấn tại mỗi kỳ họp còn ít; chưa thực hiện nhiều cuộc tiếp xúc cử tri nơi đại biểu cư trú và công tác. Để khắc phục những vấn đề nêu trên, trong thời gian tới Đoàn ĐBQH tỉnh cần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của Đoàn, của đại biểu, thực hiện tốt các mối quan hệ giữa Đoàn ĐBQH với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp; tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa đại biểu Quốc hội với Nhân dân, trân trọng lắng nghe, nắm bắt đầy đủ, hiểu sâu sắc tâm tư nguyện vọng chính đáng của Nhân dân; tiếp tục phát huy dân chủ trong sinh hoạt của Quốc hội, tăng cường năng lực, nêu cao tính chủ động trong hoạt động lập pháp của đại biểu Quốc hội, mở rộng lấy ý kiến Nhân dân tham gia vào hoạt động lập pháp; nâng cao hiệu quả giám sát, tiếp tục đổi mới cách thức tiến hành, tập trung giám sát những vấn đề bức xúc trong đời sống kinh tế - xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ để hoạt động của Đoàn ngày càng thực chất hơn, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Chú trọng nâng cao hơn nữa chất lượng đại biểu Quốc hội, củng cố và nâng cao năng lực cơ quan tham mưu, giúp việc hoạt động của Đoàn ĐBQH. Để chuẩn bị tốt cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 được tổ chức vào ngày 22/5/2016, trong thời gian tới cấp ủy, chính quyền, MTTQ các cấp cần làm tốt công tác nhân sự, ngoài việc lựa chọn người có đủ năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức cần quan tâm đến điều kiện hoạt động, khả năng tiếp xúc và tính đại diện cho cử tri để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV./. Giảng Páo Mỷ - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh
Tin liên quan ĐOÀN ĐBQH TỈNH TỔ CHỨC TỔNG KẾT CÔNG TÁC NHIỆM KỲ 2011 - 2016; GẶP MẶT KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY TỔNG TUYỂN CỬ BẦU QUỐC HỘI VIỆT NAM (06/01/1946 - 06/01/2016)(05/01/2016 4:29:27 CH) PHÁT HUY VAI TRÒ TRONG THAM MƯU, PHỤC VỤ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH(31/12/2015 8:58:43 SA) THỰC HIỆN QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA BAN THƯỜNG TRỰC UỶ BAN MTTQ VIỆT NAM TỈNH VỚI ĐOÀN ĐBQH TỈNH VỀ HOẠT ĐỘNG TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI(31/12/2015 8:52:20 SA) BÀI PHỎNG VẤN ĐỒNG CHÍ CHU LÊ CHINH NHÂN KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY TỔNG TUYỂN CỬ ĐẦU TIÊN BẦU QUỐC HỘI VIỆT NAM(31/12/2015 8:42:49 SA) ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH LAI CHÂU: TỪ NGHỊ TRƯỜNG ĐẾN THỰC TẾ(31/12/2015 8:34:20 SA) Tin mới nhất Thảo luận Tổ về các Dự án Luật tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV(07/06/2023 8:15:10 SA) Hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ mười sáu HĐND tỉnh khóa XV tại huyện xã Tả Lèng, huyện Tam Đường (06/06/2023 11:24:32 SA) Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm việc với Tổng công ty Điện lực Miền Bắc(06/06/2023 11:39:20 SA) Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Ta Gia, huyện Than Uyên(04/06/2023 3:56:12 CH) Hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ mười sáu HĐND tỉnh khóa XV tại xã Phúc Than, Mường Than, huyện Than Uyên (01/06/2023 4:47:18 CH) |
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐBQH VÀ HĐND TỈNH LAI CHÂU |
|
Chịu trách nhiệm chính: Trụ sở: Email: Số điện thoại: |
Ông Dương Quốc Hoàn- Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Lai Châu Tầng 4,5 nhà B - khu Hành chính - Chính trị tỉnh - Số điện thoại: 0213.3798.221 Số Fax: 0213.3798.228 ttdn.hdndtinh@laichau.gov.vn Ghi rõ nguồn www.hdnd.laichau.gov.vn khi sử dụng thông tin trên website này |