27224 lượt truy cập
Trang chủ Tin tức hoạt động Hội đồng nhân dân Các Ban HĐND

Chất lượng, hiệu quả giáo dục có sự chuyển biến rõ nét, nhiều mô hình, giải pháp đặc thù góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
(Ngày đăng :11/08/2020 3:27:30 CH)


Đoàn giám sát, Ban Văn hóa - Xã hội kiểm tra thực đơn bán trú tại Trường THPT Dào San

Đó là kết luận của Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh khi tiến hành giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 34/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016 của HĐND tỉnh về thông qua đề án nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 vào tháng 6/2020

Thực hiện Quyết định số 30/QĐ-HĐND ngày 19/02/2020 của Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh về giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 34/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016 của HĐND tỉnh về thông qua đề án nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 (gọi tắt là Nghị quyết 34). Từ ngày 18/5/2020 đến ngày 7/6/2020, Đoàn giám sát của Ban Văn hoá-Xã hội HĐND tỉnh đã tiến hành làm việc tại Sở Giáo dục và Đào tạo, một số đơn vị trường thuộc Sở, UBND các huyện Nậm Nhùn, Mường Tè và giám sát qua báo cáo đối với UBND tỉnh, các đơn vị còn lại, Ban Văn hoá-Xã hội HĐND tỉnh đã thống nhất đánh giá Chất lượng, hiệu quả giáo dục có sự chuyển biến rõ nét, có nhiều mô hình, giải pháp đặc thù góp phần nâng cao chất lượng giáo dục”.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời

Theo nhận định của Ban Văn hóa-Xã hội, UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, trong đó tập trung chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết 34; UBND tỉnh ban hành 16 văn bản, Sở Giáo dục và Đào tạo và các huyện ban hành 63 văn bản để triển khai thực hiện. Các huyện đã đưa chỉ tiêu, nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn vào kế hoạch nhiệm vụ năm học và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm. Nhiều đơn vị tham mưu cấp ủy ban hành nghị quyết chuyên đề, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện Nghị quyết. Các đơn vị trường học tích cực, chủ động thực hiện Nghị quyết phù hợp với điều kiện thực tiễn.

100% các chỉ tiêu tăng so với năm học 2015-2016 (năm học chưa có Nghị quyết 34)

Mục tiêu chính của cuộc giám sát là đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết sau 4 năm triển khai thực hiện. Theo đánh giá của Ban Văn hóa-Xã hội, 55/55 chỉ tiêu chủ yếu để nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn đều tăng so với năm học 2015-2016 (trước khi ban hành Nghị quyết); có 42 chỉ tiêu đã đạt, ước tính trong năm 2020 có 07 chỉ tiêu đạt, cụ thể: Quy hoạch mạng lưới trường, lớp học hoàn thành năm 2016; nhóm chỉ tiêu về cán bộ quản lý, giáo viên phụ trách đoàn-đội và nhân viên (8 chỉ tiêu): Có 4 chỉ tiêu hoàn thành sớm (100% Cán bộ quản lý được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý thường xuyên; 100% trường Tiểu học và THCS được bố trí giáo viên chuyên trách Đoàn - Đội; trên 45% số trường TH có giáo viên dạy Tiếng Anh; 100% các trường có học sinh bán trú được bố trí nhân viên nuôi dưỡng đảm bảo định mức theo quy định); có 02 chỉ tiêu dự kiến hoàn thành trong năm 2020 (100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn; 100% trường TH được bố trí giáo viên âm nhạc. Mỹ thuật, thể dục); nhóm chất lượng học tập và rèn luyện học sinh (36 chỉ tiêu): Có 30 chỉ tiêu hoàn thành sớm so với kế hoạch (Huy động trẻ nhà trẻ ra lớp; huy động trẻ 3-5 tuổi ra lớp; trẻ nhà trẻ ăn bán trú; trẻ 3-5 tuổi ăn bán trú; huy động HS trong độ tuổi đến trường; tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1; tỷ lệ chuyên cần; tỷ lệ trường tổ chức học 2 buổi/ ngày; tỷ lệ HS hoàn thành các môn học và các hoạt động giáo dục; HS xếp loại đạt mức độ hình thành và phát triển năng lực; HS hoàn thành chương trình tiểu học; huy động HS trong độ tuổi ra lớp; HS hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học vào lớp 6; tỷ lệ chuyên cần; xếp loại hạnh kiểm từ TB trở lên; xếp loại hạnh kiểm khá, tốt; xếp loại học lực từ TB trở lên; xếp loại học lực khá; xếp loại học lực giỏi; tỷ lệ chuyển lớp sau thi lại; tốt nghiệp THPT); có 4 chỉ tiêu dự kiến hoàn thành trong năm 2020 (Tỷ lệ bỏ học của giáo dục tiểu học; tỷ lệ bỏ học của giáo dục THCS; tỷ lệ bỏ học  và  xếp loại học lực giỏi của giáo dục THPT); nhóm xây dựng cơ sở vật chất (2 chỉ tiêu): Có 01 chỉ tiêu hoàn thành sớm so với kế hoạch (xây dựng đáp ứng nhu cầu phòng ở cho HS bán trú); 01 chỉ tiêu dự kiến hoàn thành trong năm 2020 (phòng học được xây dựng kiên cố và bán kiên cố);nhóm chỉ tiêu về phổ cập giáo dục (5 chỉ tiêu): Có 04 chỉ tiêu hoàn thành sớm so với kế (PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi; PCGD tiểu học mức độ 2 trở lên; PCGD trung học cơ sở mức độ 1 trở lên; PCGDTHCS mức độ 2 trở lên); có 01 chỉ tiêu dự kiến hoàn thành trong năm 2020 (PCGD tiểu học mức độ 3); nhóm trường chuẩn quốc gia (3 chỉ tiêu): Có 01 chỉ tiêu dự kiến hoàn thành trong năm học 2020-2021 (Trung học cơ sở).

Quang cảnh buổi giám sát tại Sở Giáo dục và Đào tạo

Thực hiện đồng bộ các giải pháp

Nghị quyết đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, 5 nhóm giải pháp, qua giám sát, 6/6 nhóm nhiệm vụ, 5/5 nhóm giải pháp được UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện đồng bộ. Rà soát, sắp xếp, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường, lớp học theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả (Từ năm học 2016-2017 đến nay, thực hiện sáp nhập 102 trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn thành 51 trường). Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng dạy và học, giáo dục toàn diện kiến thức, đạo đức, thể chất, kỹ năng sống cho học sinh; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa vùng đặc biệt khó khăn với các vùng khác trong tỉnh. Đổi mới công tác quản lý, tăng cường phân cấp, phân quyền, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thời gian, nội dung, chất lượng giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn từng địa phương, đơn vị. Đổi mới công tác xây dựng và phê duyệt kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết 34. Tăng cường công tác kiểm tra, tư vấn, hướng dẫn, trao đổi, học tập kinh nghiệm giữa các đơn vị trường trong đề án. Thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên theo chất lượng đầu ra, gắn trách nhiệm người đứng đầu với đánh giá xếp loại công chức, viên chức; tổ chức tự đánh giá, đánh giá, kiểm định và công khai kết quả kiểm định chất lượng của các cơ sở giáo dục. Thực hiện ký cam kết về công tác giáo dục giai đoạn 2016-2020 giữa Bí thư Huyện ủy với Bí thư Đảng ủy các xã, thị trấn trong việc phối hợp quản lý các hoạt động giáo dục trên địa bàn, gắn hiệu quả hoạt động giáo dục của địa phương với việc đánh giá xếp loại cán bộ, công chức xã hàng năm. Cam kết phối hợp nâng cao chất lượng công tác giáo dục giữa Chủ tịch UBND các xã, thị trấn với Trưởng phòng GD&ĐT các huyện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn.

Kinh phí được đảm bảo kịp thời

UBND tỉnh đã bố trí kinh phí thực hiện đảm bảo chế độ, chính sách cho đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên và học sinh; cơ sở vật vất, trang thiết bị được đầu tư đảm bảo công tác dạy và học. Tính đến hết học kỳ I năm học 2019-2020, các trường thuộc 75 xã đặc biệt khó khăn có 4.159 phòng học, tăng 361 phòng so với năm học 2015-2016, phòng học bộ môn kiên cố, bán kiên cố đạt tỷ lệ 95,7%; 1.254 phòng ở bán trú, tăng 209 phòng so với năm học 2015-2016, đáp ứng 65,8% nhu cầu ở bán trú của học sinh. Nguồn kinh phí Nghị quyết số 34 trong giai đoạn xây dựng được 55/100 phòng học theo kế hoạch; xây dựng được 6/150 phòng bán trú. Ngoài ra, xây dựng 17/50 nhà bếp, 5/50 phòng ăn, 22/100 công trình vệ sinh, 44/100 hệ thống nước sạch; 75/75 trường có thiết bị dạy học tối thiểu. Đa số các đơn vị trường học thực hiện tốt việc theo dõi, quản lý, sử dụng tài sản; các trường vùng khó được cấp kinh phí để tu sửa cơ sở vật chất kịp thời, đáp ứng nhu cầu sử dụng. 100% học sinh các trường học thuộc vùng đặc biệt khó khăn được trang cấp sách giáo khoa, vở viết theo quy định.

Tổng kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2016 - 2019 và ước thực hiện năm 2020 là 209.788 triệu đồng, đạt 58,6% kế hoạch (không tính nguồn xã hội hóa), trong đó hợp đồng giáo viên mầm non ngoài biên chế được giao là 2.351 triệu đồng; kinh phí thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên là 1.212 triệu đồng; đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, trường chuẩn quốc gia là 182.684 triệu đồng; duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục là 22.410 triệu đồng; chi công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết là 1.131 triệu đồng. Công tác lập dự toán, thanh toán, quyết toán được thực hiện đảm bảo theo quy định, hằng năm căn cứ hướng dẫn của cơ quan cấp trên, các đơn vị trường căn cứ các chỉ tiêu thực hiện Nghị quyết, nhu cầu thực tế lập dự toán kinh phí gửi các cơ quan có thẩm quyền, tổng hợp, thẩm định ban hành quyết định phân bổ dự toán đến các đơn vị trường tổ chức thực hiện. Chấp hành nghiêm túc quy trình quyết toán, tổng hợp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Có thể khẳng định, Nghị quyết số 34 thực sự phát huy hiệu quả, chất lượng giáo dục có sự chuyển biến rõ nét, có nhiều mô hình, giải pháp đặc thù góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; hệ thống trường, lớp học được sắp xếp theo hướng tinh gọn; công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được duy trì ở 75/75 xã vùng ĐBKK. Công tác định hướng, tư vấn, phân luồng học sinh trong GDPT được quan tâm thực hiện. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ Quản lý giáo dục được tăng cường về số lượng, chuẩn hóa, đồng bộ, từng bước nâng cao về chất lượng cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy, học, nuôi dưỡng học sinh được quan tâm đầu tư; cảnh quan trường, lớp đảm bảo xanh - sạch - đẹp, thân thiện, thu hút học sinh đến trường./.

Tổng Hợp

Tin liên quan

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát công tác quản lý nhà nước việc thực hiện các quy định của pháp luật về hành nghề dược ngoài công lập đoạn 2020-2022 trên địa bàn thành phố Lai Châu(03/10/2023 4:50:33 CH)

BAN PHÁP CHẾ HĐND TỈNH HỌP THẨM TRA NỘI DUNG TRÌNH KỲ HỌP THỨ MƯỜI TÁM HĐND TỈNH(02/10/2023 3:59:57 CH)

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát công tác quản lý nhà nước việc thực hiện các quy định của pháp luật về hành nghề dược ngoài công lập đoạn 2020-2022 trên địa bàn hai huyện Tam Đường và huyện Than Uyên(01/10/2023 4:50:46 CH)

Giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí nâng cấp, sửa chữa tài sản công là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Nậm Nhùn, giai đoạn 2020-2022(22/09/2023 10:24:06 SA)

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh: Họp thẩm tra dự thảo Nghị quyết trình kỳ họp thứ mười bảy (kỳ họp chuyên đề)HĐND tỉnh khóa XV(08/09/2023 9:08:23 SA)

Tin mới nhất

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát công tác quản lý nhà nước việc thực hiện các quy định của pháp luật về hành nghề dược ngoài công lập đoạn 2020-2022 trên địa bàn thành phố Lai Châu(03/10/2023 4:50:33 CH)

Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XV tại xã San Thàng và phường Đông Phong, thành phố Lai Châu.(03/10/2023 4:38:06 CH)

Quyết định triệu tập Kỳ họp thứ 18 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026(03/10/2023 10:39:10 SA)

BAN PHÁP CHẾ HĐND TỈNH HỌP THẨM TRA NỘI DUNG TRÌNH KỲ HỌP THỨ MƯỜI TÁM HĐND TỈNH(02/10/2023 3:59:57 CH)

Thông báo Chương trình công tác tháng 9 năm 2023 của Lãnh đạo Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND tỉnh(02/10/2023 4:09:47 CH)

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐBQH VÀ HĐND TỈNH LAI CHÂU
Chịu trách nhiệm chính:
Trụ sở:
Email:
Số điện thoại:
Ông Dương Quốc Hoàn- Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Lai Châu
Tầng 4,5 nhà B - khu Hành chính - Chính trị tỉnh
- Số điện thoại: 0213.3798.221
Số Fax:
0213.3798.228
ttdn.hdndtinh@laichau.gov.vn

Ghi rõ nguồn www.hdnd.laichau.gov.vn khi sử dụng thông tin trên website này