Cần quan tâm ưu tiên đảm bảo đủ giáo viên cho các trường vùng khó
Đó là một trong những ý kiến kết luận của đồng chí Vũ Thị Huyền, Trưởng Ban Văn hoá – Xã hội HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát tại buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo sáng nay (07/6/2020).
Trong 02 ngày (06,07/6/2020), Đoàn giám sát, Ban Văn hoá – Xã hội HĐND tỉnh tiến hành giám sát tại Sở Giáo dục và Đào tạo, trong đó dành 01 ngày kiểm tra hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết số 34/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016 của HĐND tỉnh thông qua đề án nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 – 2020 (gọi tắt là Nghị quyết 34); Nghị quyết số 35/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ kinh phí tổ chức nấu ăn tập trung cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông ở bán trú tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là Nghị quyết 35). Kết quả giám sát cho thấy, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu kịp thời các văn bản để triển khai thực hiện, trong đó tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 15 đầu văn bản, Sở ban hành 63 văn bản, do đó Nghị quyết sớm được thực hiện từ tỉnh đến cơ sở; công tác quán triệt, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết được quan tâm, ngoài tuyên truyền thông qua văn bản chỉ đạo, Sở còn phối hợp với Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh mở chuyên mục “Giáo dục và Phát triển” nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về nhiệm vụ phát triển giáo dục của tỉnh. Hệ thống các chỉ tiêu về giáo dục cơ bản đạt so với chỉ tiêu Nghị quyết và tăng cao so với năm học 2015 – 2016, cụ thể: * Giáo dục mầm non: Năm học 2018 - 2019 có 4/4 chỉ tiêu tăng so với năm học 2015-2016 (Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 18,8%, tăng 9,1%; tỷ lệ huy động trẻ 3-5 tuổi ra lớp đạt 99,3%, tăng 2,2%; Tỷ lệ trẻ nhà trẻ tuổi ăn bán trú đạt 98,9%, tăng 3,7%; Trẻ 3-5 tuổi ăn bán trú đạt 100%, tăng 0,6%. So với mục tiêu đến năm 2020: 4/4 chỉ tiêu triển vọng đạt). * Giáo dục tiểu học: 11/11 chỉ tiêu tăng so với năm học 2015 – 2016 (tỷ lệ huy động học sinh lớp 3, 4, 5 ở các điểm trường lẻ về học tại điểm trung tâm 77,5% (tăng 34,4%), trong đó học sinh khối lớp 3 về trung tâm học đạt 66,0% (tăng 36,2%); học sinh khối lớp 4 về trung tâm học đạt 81,2% (tăng 33,5%); học sinh khối lớp 5 về trung tâm học đạt 86,0% (tăng 32,6%); huy động học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 99,96% (tăng 0,56%); trẻ 6 tuổi vào vào lớp 1 đạt 99,98% (tăng 0,78%); tỷ lệ chuyên cần đạt 98,4% (tăng 1,6%); học sinh bỏ học chiếm 0,02% (giảm 0,08%); tỷ lệ trường học 2 buổi/ngày đạt 95,2% (tăng 36,0%); hoàn thành các môn học và hoạt động giáo dục đạt 99,1% (tăng 4,2%)...). * Giáo dục trung học cơ sở: 11/11 chỉ tiêu tăng so với năm học 2015 – 2016 (Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi ra lớp 93,9% (tăng 3,9%); học sinh hoàn thành chương trình giáo dục Tiểu học vào lớp 6 đạt 98,4% (tăng 3,3%); tỷ lệ chuyên cần 92,6% (tăng 3,6%); tỷ lệ bỏ học 0,55% (giảm 0,5%). Hạnh kiểm: xếp loại từ TB trở lên 99,9% (tăng 0,3%),trong đó khá, tốt 94,6% (tăng 7,0 %). Học lực: xếp loại từ TB trở lên 94,7% (tăng 3,8%), trong đó học lực khá 34,3% (đạt 8,8%); học lực giỏi 7,2% (tăng 4,1%); tỷ lệ chuyển lớp (tính sau thi lại) đạt 98,5% (tăng 3,1%); * Giáo dục trung học phổ thông (4 trường): 10/10 chỉ tiêu tăng so với năm học 2015 – 2016 (Tỷ lệ huy động học sinh tốt nghiệp THCS vào học lớp 10 đạt 66,5% (tăng 2,7%); tỷ lệ chuyên cần 97,1% (tăng 4,1%); học sinh bỏ học 0,95% (giảm 1,7%). Hạnh kiểm: xếp loại từ TB trở lên 99% (tăng 0,9%),trong đó khá, tốt 90% (tăng 1,1%). Học lực: xếp loại từ TB trở lên 93% (tăng 1,6%), trong đó học lực khá 41% (đạt 6,5%), học lực giỏi 1,4% (tăng 0,8%); tỷ lệ chuyển lớp (tính sau thi lại) 97,1% (tăng 2,2%); tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2019 đạt 99% (tăng 0,3%). Chất lượng giáo dục giữa các xã vùng III với xã vùng II dần được thu hẹp, cụ thể: Đoàn giám sát kiểm tra bếp ăn tại Trường THPT Dào San - Giáo dục Mầm non: Năm học 2015 - 2016 khoảng cách chất lượng giữa vùng III (ĐBKK) với vùng II: Trẻ từ 0-2 tuổi ra lớp 9,7%, thấp hơn vùng II 4,9%; trẻ từ 3-5 tuổi ra lớp 97,2%, thấp hơn 0,6%; trẻ 3-5 tuổi ăn bán trú 96,4%, thấp hơn 0,6%. Năm học 2018 - 2019 khoảng cách chất lượng dần thu hẹp: Trẻ từ 0-2 tuổi ra lớp 18,8% thấp hơn vùng II 8,5% (thu hẹp 3,6%); trẻ từ 3-5 tuổi ra lớp 99,3%, thấp hơn 0,3% (thu hẹp 0,3%); trẻ 3-5 tuổi ăn bán trú ở 2 vùng đều đạt 100%. - Giáo dục Tiểu học: Năm học 2017 - 2018 khoảng cách chất lượng giữa vùng III (ĐBKK) với vùng II: Xếp loại hoàn thành các môn học và hoạt động giáo dục 98,5% thấp hơn vùng II 1,4%; đạt mức độ hình thành và phát triển năng lực 98,8%, thấp hơn 1,1%; đạt mức độ hình thành và phát triển phẩm chất 99,2%, thấp hơn 0,7%; hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học 99,4% thấp hơn 0,6%. Năm học 2018 - 2019 khoảng cách chất lượng dần thu hẹp giữa vùng III(ĐBKK) với vùng II: Xếp loại hoàn thành các môn học và hoạt động giáo dục 99,1% thấp hơn vùng II 0,7% (thu hẹp 0,7%); đạt mức độ hình thành và phát triển năng lực 99,3%, thấp hơn 0,5% (thu hẹp 0,6%); Đạt mức độ hình thành và phát triển phẩm chất 99,5%, thấp hơn 0,4% (thu hẹp 0,3%); hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học 99,6% thấp hơn 0,3% (thu hẹp 0,3%). - Giáo dục THCS: Năm học 2015 - 2016: Khoảng cách học sinh xếp loại học lực từ trung bình trở lên vùng III đạt 91% thấp hơn vùng II 2,5%; năm học 2018 - 2019: Khoảng cách học sinh xếp loại học lực từ trung bình trở lên vùng III đạt 94,7% thấp hơn vùng II 1,3% (thu hẹp 1,2%). - Giáo dục THPT: Năm học 2015 - 2016: Khoảng cách học sinh xếp loại học lực từ khá vùng III đạt 34,5% thấp hơn vùng II 1,4%; năm học 2018 - 2019: Khoảng cách học sinh xếp loại học lực khá vùng III đạt 41% thấp hơn vùng II 1,0% (thu hẹp 0,4%). Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư cơ bản đảm bảo phục vụ dạy và học, đặc biệt là đồ dùng bán trú được trang bị, góp phần thực hiện tốt công tác bán trú của các đơn vị trường; công tác thanh tra, kiểm tra được chú trọng, đã tổ chức kiểm tra, tư vấn ở 68 trường, thanh tra 29 cuộc tại 126 đơn vị; kinh phí để thực hiện nghị quyết được bố trí cơ bản đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, đến thời điểm giám sát đã được bố trí 92,5% kế hoạch; chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được nâng lên. Đối với Nghị quyết 35, qua báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo và qua thực tế giám sát tại cơ sở cho thấy, Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ kinh phí tổ chức nấu ăn tập trung cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông ở bán trú tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh đã phát huy tác dụng, việc bố trí kinh phí thuê người nấu ăn giúp giáo viên chuyên tâm giảng dạy; chất lượng nuôi dưỡng đảm bảo tính chuyên nghiệp, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động học sinh ra lớp, duy trì sỹ số học sinh và chăm sóc nuôi dưỡng học sinh; tăng thu nhập cho giáo viên, nhân viên hoặc người lao động tại địa phương.
Đ/c Vương Đào Tiên, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phong Thổ báo cáo với Đoàn giám sát về việc thực hiện Nghị quyết 34, 35 HĐND tỉnh Bên cạnh những kết quả đạt được, đoàn cũng chỉ ra những hạn chế, khó khăn như: Việc tham mưu xây dựng hệ thống chỉ tiêu chưa sát nên đến nay, một số chỉ tiêu chưa đạt và khó đạt (Tỷ lệ huy động học sinh lớp 3,4,5 ở các điểm trường lẻ về học tại điểm trường trung tâm; học sinh lớp 3 được học ngoại ngữ; trường được bố trí đủ giáo viên theo quy định ……); chỉ tiêu về tỷ lệ huy động học sinh ra lớp và học sinh chuyên cần toàn tỉnh theo báo cáo đạt và vượt, song ở một số trường đạt thấp ở cấp THPT, THCS như huyện Than Uyên, Trường THPT Mường Kim. Ngoài ra sau đợt nghỉ dịch covid một số trường có tỷ lệ học sinh bỏ học cao (Trường THPT Ka Lăng 11 học sinh, Trường THPT Dào San 15 học sinh, Trường THPT Mường Kim 2 học sinh; huyện Than Uyên 46 học sinh). Việc sắp xếp, ưu tiên về nhân lực cho các trường đặc biệt khó khăn chưa được quan tâm đúng mức, vấn đề thiếu giáo viên vẫn diễn ra tại một số huyện, nhất là huyện Nậm Nhùn, Mường Tè; cơ cấu giáo viên có nơi chưa hợp lý (thừa giáo viên môn này nhưng thiếu giáo viên ở môn khác); việc tham mưu sử dụng kinh phí có nội dung chưa đảm bảo theo kế hoạch; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên chỉ thực hiện được năm 2017, 2018, chưa đảm bảo theo mục tiêu nghị quyết HĐND tỉnh. Đối với Nghị quyết số 35, việc tham mưu ban hành quyết định phê duyệt danh sách học sinh bán trú ở các trường THPT có năm còn chậm; việc thực hiện quy trình thủ tục hợp đồng nấu ăn cho học sinh theo Nghị quyết số 35 ở các trường chưa đồng nhất; có trường thực hiện chưa sát với hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và biên bản xét duyệt quyết toán hằng năm nên dẫn đến bị xuất toán; một số điểm trường mầm non do số học sinh ít, mức hỗ trợ thấp nên khó khăn trong việc thuê người nấu ăn, giáo viên vừa phải đứng lớp vừa phải thực hiện nấu ăn cho học sinh; số trẻ ăn cơm cặp lồng còn nhiều, ảnh hưởng đến công tác giảng dạy của giáo viên và chăm sóc học sinh. Tại buổi giám sát, đoàn đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo giải trình làm rõ những tồn tại, hạn chế nêu trên, đồng thời đề nghị Sở tiếp tục rà soát, tổng hợp số liệu thật chính xác, cụ thể để bổ sung vào báo cáo gửi đoàn giám sát. Kết luận buổi giám sát, đồng chí Vũ Thị Huyền, Trưởng Ban Văn hoá – Xã hội, Trưởng đoàn giám sát đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện của Sở Giáo dục và Đào tạo đối với Nghị quyết số 34, 35 của HĐND tỉnh; đánh giá cao những kết quả đạt được của hệ thống chỉ tiêu của Nghị quyết số 34, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn; thu hẹp dần khoảng cách giáo dục giữa vùng khó khăn với vùng thuận lợi. Đồng chí cũng đề nghị, Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu tham mưu ưu tiên bố trí đảm bảo đủ giáo viên cho các trường vùng khó khăn để đảm bảo việc dạy và học; thường xuyên kiểm tra, bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý các trường, nhất là các trường vùng đặc biệt khó khăn; rà soát, đánh giá lại việc thực hiện Nghị quyết số 34, 35 để tham mưu cho tỉnh trong giai đoạn tới. Trước đó, đoàn đã tiến hành giám sát tại Trường THPT Dào San và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phong Thổ cùng về nội dung trên./. Nguyễn Thuỷ Tin liên quan Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát công tác quản lý nhà nước việc thực hiện các quy định của pháp luật về hành nghề dược ngoài công lập đoạn 2020-2022 trên địa bàn thành phố Lai Châu(03/10/2023 4:50:33 CH) BAN PHÁP CHẾ HĐND TỈNH HỌP THẨM TRA NỘI DUNG TRÌNH KỲ HỌP THỨ MƯỜI TÁM HĐND TỈNH(02/10/2023 3:59:57 CH) Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát công tác quản lý nhà nước việc thực hiện các quy định của pháp luật về hành nghề dược ngoài công lập đoạn 2020-2022 trên địa bàn hai huyện Tam Đường và huyện Than Uyên(01/10/2023 4:50:46 CH) Giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí nâng cấp, sửa chữa tài sản công là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Nậm Nhùn, giai đoạn 2020-2022(22/09/2023 10:24:06 SA) Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh: Họp thẩm tra dự thảo Nghị quyết trình kỳ họp thứ mười bảy (kỳ họp chuyên đề)HĐND tỉnh khóa XV(08/09/2023 9:08:23 SA) Tin mới nhất Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát công tác quản lý nhà nước việc thực hiện các quy định của pháp luật về hành nghề dược ngoài công lập đoạn 2020-2022 trên địa bàn thành phố Lai Châu(03/10/2023 4:50:33 CH) Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XV tại xã San Thàng và phường Đông Phong, thành phố Lai Châu.(03/10/2023 4:38:06 CH) Quyết định triệu tập Kỳ họp thứ 18 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026(03/10/2023 10:39:10 SA) BAN PHÁP CHẾ HĐND TỈNH HỌP THẨM TRA NỘI DUNG TRÌNH KỲ HỌP THỨ MƯỜI TÁM HĐND TỈNH(02/10/2023 3:59:57 CH) Thông báo Chương trình công tác tháng 9 năm 2023 của Lãnh đạo Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND tỉnh(02/10/2023 4:09:47 CH) |
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐBQH VÀ HĐND TỈNH LAI CHÂU |
|
Chịu trách nhiệm chính: Trụ sở: Email: Số điện thoại: |
Ông Dương Quốc Hoàn- Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Lai Châu Tầng 4,5 nhà B - khu Hành chính - Chính trị tỉnh - Số điện thoại: 0213.3798.221 Số Fax: 0213.3798.228 ttdn.hdndtinh@laichau.gov.vn Ghi rõ nguồn www.hdnd.laichau.gov.vn khi sử dụng thông tin trên website này |