Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh: Nhiều chuyển biến trong hoạt động giám sát
Hoạt động giám sát là một trong những chức năng quan trọng của HĐND tỉnh. Để có căn cứ ban hành những quyết sách sát, đúng, phù hợp với tình hình thực tế; kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình chỉ đạo, điều hành lĩnh vực kinh tế của chính quyền các địa phương trong tỉnh, nhiệm kỳ qua (2016 - 2021), Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã có nhiều đổi mới trong hoạt động giám sát, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong đời sống xã hội.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Thức, Phó Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách cho biết: Hàng năm, Ban ban hành quyết định chương trình giám sát và thực hiện theo kế hoạch. 5 năm qua, Ban đã thực hiện 10 cuộc giám sát chuyên đề về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền. Nội dung giám sát được lựa chọn kỹ, tập trung vào việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh, những vấn để nổi cộm được cử tri quan tâm. Các kế hoạch giám sát được ban hành sớm, đảm bảo không chồng chéo về nội dung, thời gian, địa điểm giám sát với các ban khác của HĐND tỉnh và thực hiện theo đúng kế hoạch. Các thành viên của Ban khi được triệu tập đều bố trí thời gian tham gia giám sát đầy đủ. Sau giám sát, Ban kịp thời ban hành báo cáo kết quả giám sát, nêu rõ ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân, kiến nghị đối với đơn vị được giám sát. Tích cực tham gia gần 20 cuộc giám sát của HĐND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh về quản lý và sử dụng sau đầu tư các công trình nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh; thực hiện các dự án thuộc nguồn vốn giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc; giao đất, cho thuê đất, quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp vào mục đích trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh; quản lý, sử dụng kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất trường, lớp học và mua sắm trang thiết bị, đồ dùng học tập trong các trường học; thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới… Trong quá trình tham gia các cuộc giám sát, với trách nhiệm là thành viên đoàn, lãnh đạo Ban khi được mời tham gia đã tích cực, trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, đóng góp vào kết quả chung của các đoàn giám sát. Ngoài ra, Ban đã thực hiện 6 cuộc khảo sát, phối hợp với các ban HĐND tỉnh thực hiện 10 cuộc giám sát về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn; Chương trình giảm nghèo bền vững; phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung trên địa bàn tỉnh; kết quả giải quyết các ý kiến kiến nghị của cử tri trước và sau các kỳ họp HĐND tỉnh. Hiệu quả rõ nét trong hoạt động giám sát của Ban, điển hình là giám sát việc triển khai thực hiện trồng và chăm sóc cây quế, mắc ca trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020. Kết luận cuộc giám sát, Ban Kinh tế-Ngân sách nhận định: Việc triển khai thực hiện phát triển cây quế, mắc ca trên địa bàn tỉnh đã đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng; nâng cao diện tích sử dụng đất, khai thác tiềm năng đất đai, khí hậu và nguồn nhân lực tại địa phương; góp phần giảm nghèo, tạo việc làm tăng thu nhập và từng bước thay đổi tập quán canh tác cho người dân địa phương. Đối với việc trồng cây mắc ca đã thu hút được các doanh nghiệp tham gia đầu tư tại các huyện: Nậm Nhùn, Than Uyên, Tân Uyên và Phong Thổ với tổng diện tích đã trồng trên 400ha. Một số diện tích cây quế, mắc ca bước đầu cho thu hoạch, mang lại thu nhập cho người dân, nhờ đó tạo động lực, niềm tin để bà con đầu tư giống trồng dặm, mở rộng diện tích. Đoàn giám sát cũng đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế để các địa phương khắc phục như: Công tác chỉ đạo triển khai trồng quế, mắc ca tại một số nơi còn thiếu tập trung, quyết liệt, chất lượng hiệu quả chưa cao. Cấp ủy chính quyền cấp còn tình trạng thờ ơ với việc trồng quế trên địa bàn. Một số diện tích quế trồng đã hỗ trợ nhưng cây bị chết, có nơi Nhân dân không chăm sóc, phát dọn thực bì, phó mặc cây cho tự nhiên, dẫn đến nhiều diện tích sinh trưởng, phát triển kém, bị trâu bò phá. Đối với diện tích mắc ca trồng thuần và trồng thay thế cây sả có tỷ lệ cây sống thấp, cây sinh trưởng và phát triển chậm. Từ những tồn tại hạn chế trên, đoàn giám sát kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn rà soát đánh giá những địa phương có điều kiện phù hợp để phát triển cây quế, mắc ca, từ đó chỉ đạo việc trồng dặm vào diện tích đã chết. Với các địa phương cây quế không phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, Ban đề nghị nghiên cứu loại cây khác đề trồng dặm, trồng bù vào diện tích cây đã chết. Với diện tích trồng thuần cây mắc ca, cần kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư, không dùng vốn từ ngân sách nhà nước; nghiên cứu điều chỉnh mức hỗ trợ giá giống cây mắc ca cho phù hợp với đơn giá thị trường, đảm bảo các điều kiện của cây giống… Từ kiến nghị của Ban Kinh tế-Ngân sách và điều kiện thực tế phát triển nông, lâm nghiệp của tỉnh, trên cơ sở Đề án đã được Tỉnh ủy phê duyệt, ngày 22/3/2021, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, trong đó có nội dung hỗ trợ phát triển cây Quế, Mắc ca trên địa bàn. Có thể thấy, để công tác giám sát đúng, trúng, chỉ ra những điểm còn bất cập, vướng mắc, đưa ra ý kiến kiến nghị điều chỉnh kịp thời, theo đồng chí Nguyễn Xuân Thức, khi lựa chọn nội dung giám sát, chỉ nên lựa chọn một số vấn đề trọng tâm, có nhiều bất cập, đã và đang được dư luận quan tâm, không ôm đồm nhiều nội dung để tránh dàn trải, giám sát không sâu. Muốn có một đề cương giám sát chất lượng cần xây dựng chi tiết các nội dung trên cơ sở nghiên cứu kỹ các văn bản quy định pháp luật, các tài liệu liên quan, ý kiến cử tri và cả kênh thông tin trên báo chí. Đặc biệt, trước khi tiến hành giám sát phải tổ chức họp đoàn giám sát và bộ phận giúp việc để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và thống nhất phương pháp tiến hành giám sát. Mỗi thành viên đoàn giám sát luôn đào sâu nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các vấn đề giám sát để khi tiếp cận thực tế, xác định rõ vấn đề được, chưa được để kiến nghị khắc phục. Nhìn lại một nhiệm kỳ đã qua, có thể khẳng định, hoạt động giám sát của Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh đạt hiệu quả rõ rệt, cùng với các Ban khác của HĐND tỉnh, Ban Kinh tế-Ngân sách đã đóng góp tích cực vào thành công của nhiệm kỳ HĐND tỉnh, xứng đáng với vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, cùng với cấp ủy, chính quyền thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh 5 năm giai đoạn 2015-2020./. Thu Trang Tin liên quan Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh: Họp thẩm tra các dự thảo Nghị quyết trình tại kỳ họp thứ mười lăm (kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh(18/05/2023 10:39:15 SA) Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh: Khảo sát nắm tình hình việc giải quyết đơn của công dân(28/04/2023 6:06:39 CH) Giám sát việc thực hiện chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và công tác hỗ trợ xuất khẩu lao động tại huyện Tân Uyên(21/04/2023 3:42:44 CH) Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát về việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tại huyện Phong Thổ(21/04/2023 3:17:01 CH) Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát tại huyện Mường Tè(18/04/2023 8:18:31 SA) Tin mới nhất Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận Tổ tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV(29/05/2023 9:18:09 SA) Thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024(28/05/2023 4:28:21 CH) Thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV(28/05/2023 4:17:52 CH) Kế hoạch tổ chức kỳ họp thứ mười sáu HĐND tỉnh khoas XV, nhiệm kỳ 2021-2026(26/05/2023 3:52:31 CH) Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận tại tổ kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV(26/05/2023 9:54:35 SA) |
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐBQH VÀ HĐND TỈNH LAI CHÂU |
|
Chịu trách nhiệm chính: Trụ sở: Email: Số điện thoại: |
Ông Dương Quốc Hoàn- Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Lai Châu Tầng 4,5 nhà B - khu Hành chính - Chính trị tỉnh - Số điện thoại: 0213.3798.221 Số Fax: 0213.3798.228 ttdn.hdndtinh@laichau.gov.vn Ghi rõ nguồn www.hdnd.laichau.gov.vn khi sử dụng thông tin trên website này |